Nếu
tháng giêng, Tết Nguyên đán có bánh chưng là chúa tể thì tháng ba, Tết
Hàn thực, bánh trôi lại lên ngôi. Trong cái rét nàng Bân, giữa giao mùa
nồm lạnh đan xen nhau mà được thưởng thức đĩa bánh trôi thì thật tuyệt
vời.
Kể cũng lạ, ẩm thực cứ phải đi theo mùa thì mới ngon. Trái vụ lạ đấy
nhưng không khoái lắm. Mùa nóng phải dùng thứ nóng và mùa lạnh thì dứt
khoát phải là đồ lạnh rồi. Này nhé, mùa hè oi bức thì có dứa, có xoài,
có mít, có nhãn. Mùa đông lạnh cóng thì lại phải là rau sống xà lách,
thịt đông... mới hợp khẩu vị. Bánh trôi cũng vậy. Tháng ba, rét nàng
Bân, gió mùa đông bắc cuối vụ, mưa bão cũng sắp về, đất trời se se lạnh
ăn bánh trôi mát ruột, tỉnh người mới đúng là người sành điệu.
Bánh trôi là loại bánh truyền thống của người Việt Nam ta. Còn nhớ, ngày nhỏ ngồi chầu chực vừa tròn mắt xem bố mẹ nặn bánh, tôi vừa dỏng tai nghe về sự tích bánh trôi. Bố tôi giảng giải: “Mùng 3 tháng 3 âm lịch là Tết Hàn thực. Nguyên do Tết này bắt nguồn từ điển tích bên Trung Quốc. Đây là ngày giỗ của ông Giới Tử Thôi - một hiền thần của vua Tấn Văn Công". Còn mẹ tôi lại dẫn khác. Mẹ bảo Tết này gắn với sự tích “bọc trăm trứng” của bà Âu Cơ. Hằng năm vào hội Hát Môn (mùng 5 tháng ba giỗ bà Trưng Trắc, Trưng Nhị) và hội Đền Hùng (mùng 10 tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương), người dân thường làm một mâm bánh trôi 100 chiếc. Cúng bái xong thì 50 chiếc đặt lên bè sen thả trôi sông, 50 chiếc mang lên núi.
Nghe chuyện bố mẹ kể, tôi như lạc vào miền cổ tích và đơn giản gọi cái Tết này là Tết bánh trôi. Trẻ con mà. Gọi thế cho dễ nhớ. Và thực sự nó là như vậy rồi còn gì. Thì đấy, Tết bánh trôi đã đang về rồi kia. Tôi cũng vừa trở lại tuổi thơ cùng câu chuyện cổ của bố mẹ về bánh trôi đó thôi.
Làm bánh trôi cũng khá đơn giản, không cần cầu kỳ lắm. Trước hết là khâu chuẩn bị bột làm bánh. Bột bánh trôi làm từ gạo nếp. Phải chọn loại gạo nếp ngon, ngâm cho mềm rồi vớt ra rá để cho róc nước. Sau đó có hai cách để chế thành bột. Cách thứ nhất là giã. Cách thứ hai là cho gạo vào cối đá xay. Thích nhất là công đoạn nặn bánh. Cầm cả tảng bột bẻ ra từng cục to rồi cho lên mâm lăn đi lăn lại thành đoạn tròn tròn dài dài. Từ đó bẻ thành từng miếng nhỏ như đầu ngón chân cái, đặt lên lòng bàn tay, dùng hai bàn tay úp vào nhau xoa đi xoa lại cho tròn. Cảm giác mềm mềm mát lịm thích lắm. Khi chiếc bánh tròn xinh hình thành, ta lại bẻ nó ra để cho nhân vào giữa. Nhân bánh là đường mật mía kết tinh có màu vàng óng. Mẹ tôi đi chợ mua những phên đường bánh trôi gói lá chuối khô để sẵn trên chạn từ mấy hôm trước. Dùng dao sắc cắt nhỏ chia phên đường to thành những viên bằng hạt lạc để làm nhân. Vừa ngồi xem bố mẹ nặn bánh, thi thoảng tôi vừa nhúp trộm những nhân bánh này cho vào miệng ngậm. Chao ơi, ngọt và thơm đến thế.
Trên bếp, nồi nước khá to sôi ùng ục. Nặn được viên bánh nào, mẹ tôi lại thả vào nồi nước sôi đó. Củi lửa liu riu. Nước sủi lăn tăn. Những viên bánh lặn ngụp trong nồi nước nóng. Đến khi chúng nổi lên nhiều thì mẹ tôi dùng chiếc muôi có lỗ để vớt chúng ra và lại thả vào chậu nước lạnh cạnh đó. Sau đó, những viên bánh mới lại được cho vào nồi nước sôi. Mẹ tôi quay ra, vớt những viên bánh trôi trong chậu nước lạnh cho lên đĩa. Cứ thế, hết đợt này đến đợt khác, đĩa này, đĩa khác mâm bánh trôi cũng chật đầy. Bố tôi còn nạo dừa, rang vừng, rải những sợi dừa, rắc những hạt vừng lên trên từng đĩa bánh. Màu trắng của bánh, của sợi dừa, màu vàng của hạt vừng, màu hồng của nhân bánh hiện ra chỉ nhìn thôi cũng đã tứa nước miếng rồi. Bánh trôi ướp hương hoa bưởi thì tuyệt, thơm, mát, ngon, bùi, bổ... Tất cả các nơ-ron thần kinh đều được cảm nhận thưởng thức.
Ngày nay, bánh kẹo đủ các loại, tràn lan quanh năm, suốt tháng. Ấy vậy mà những thứ bánh cổ truyền của dân tộc vẫn không thể nào thay thế được. Và bánh trôi đây, sớm mai đầu tháng ba này, thưởng thức một đĩa hay chỉ vài viên bánh thôi cũng đủ thấy khoan khoái lắm rồi. Nhấm nháp viên bánh, tận hưởng khí trời, lộc đất, hương mùa, ngẫm bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nghĩ về nhân tình thế thái hỏi có thú nào hơn? “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Vâng, tấm lòng son của bánh trôi thì có bao giờ phai nhạt được. Ơi bánh trôi quê tôi!
Xuân Thu
( Bài sưu tầm, nguồn nguoichilinh.com)
Bánh trôi là loại bánh truyền thống của người Việt Nam ta. Còn nhớ, ngày nhỏ ngồi chầu chực vừa tròn mắt xem bố mẹ nặn bánh, tôi vừa dỏng tai nghe về sự tích bánh trôi. Bố tôi giảng giải: “Mùng 3 tháng 3 âm lịch là Tết Hàn thực. Nguyên do Tết này bắt nguồn từ điển tích bên Trung Quốc. Đây là ngày giỗ của ông Giới Tử Thôi - một hiền thần của vua Tấn Văn Công". Còn mẹ tôi lại dẫn khác. Mẹ bảo Tết này gắn với sự tích “bọc trăm trứng” của bà Âu Cơ. Hằng năm vào hội Hát Môn (mùng 5 tháng ba giỗ bà Trưng Trắc, Trưng Nhị) và hội Đền Hùng (mùng 10 tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương), người dân thường làm một mâm bánh trôi 100 chiếc. Cúng bái xong thì 50 chiếc đặt lên bè sen thả trôi sông, 50 chiếc mang lên núi.
Nghe chuyện bố mẹ kể, tôi như lạc vào miền cổ tích và đơn giản gọi cái Tết này là Tết bánh trôi. Trẻ con mà. Gọi thế cho dễ nhớ. Và thực sự nó là như vậy rồi còn gì. Thì đấy, Tết bánh trôi đã đang về rồi kia. Tôi cũng vừa trở lại tuổi thơ cùng câu chuyện cổ của bố mẹ về bánh trôi đó thôi.
Làm bánh trôi cũng khá đơn giản, không cần cầu kỳ lắm. Trước hết là khâu chuẩn bị bột làm bánh. Bột bánh trôi làm từ gạo nếp. Phải chọn loại gạo nếp ngon, ngâm cho mềm rồi vớt ra rá để cho róc nước. Sau đó có hai cách để chế thành bột. Cách thứ nhất là giã. Cách thứ hai là cho gạo vào cối đá xay. Thích nhất là công đoạn nặn bánh. Cầm cả tảng bột bẻ ra từng cục to rồi cho lên mâm lăn đi lăn lại thành đoạn tròn tròn dài dài. Từ đó bẻ thành từng miếng nhỏ như đầu ngón chân cái, đặt lên lòng bàn tay, dùng hai bàn tay úp vào nhau xoa đi xoa lại cho tròn. Cảm giác mềm mềm mát lịm thích lắm. Khi chiếc bánh tròn xinh hình thành, ta lại bẻ nó ra để cho nhân vào giữa. Nhân bánh là đường mật mía kết tinh có màu vàng óng. Mẹ tôi đi chợ mua những phên đường bánh trôi gói lá chuối khô để sẵn trên chạn từ mấy hôm trước. Dùng dao sắc cắt nhỏ chia phên đường to thành những viên bằng hạt lạc để làm nhân. Vừa ngồi xem bố mẹ nặn bánh, thi thoảng tôi vừa nhúp trộm những nhân bánh này cho vào miệng ngậm. Chao ơi, ngọt và thơm đến thế.
Trên bếp, nồi nước khá to sôi ùng ục. Nặn được viên bánh nào, mẹ tôi lại thả vào nồi nước sôi đó. Củi lửa liu riu. Nước sủi lăn tăn. Những viên bánh lặn ngụp trong nồi nước nóng. Đến khi chúng nổi lên nhiều thì mẹ tôi dùng chiếc muôi có lỗ để vớt chúng ra và lại thả vào chậu nước lạnh cạnh đó. Sau đó, những viên bánh mới lại được cho vào nồi nước sôi. Mẹ tôi quay ra, vớt những viên bánh trôi trong chậu nước lạnh cho lên đĩa. Cứ thế, hết đợt này đến đợt khác, đĩa này, đĩa khác mâm bánh trôi cũng chật đầy. Bố tôi còn nạo dừa, rang vừng, rải những sợi dừa, rắc những hạt vừng lên trên từng đĩa bánh. Màu trắng của bánh, của sợi dừa, màu vàng của hạt vừng, màu hồng của nhân bánh hiện ra chỉ nhìn thôi cũng đã tứa nước miếng rồi. Bánh trôi ướp hương hoa bưởi thì tuyệt, thơm, mát, ngon, bùi, bổ... Tất cả các nơ-ron thần kinh đều được cảm nhận thưởng thức.
Ngày nay, bánh kẹo đủ các loại, tràn lan quanh năm, suốt tháng. Ấy vậy mà những thứ bánh cổ truyền của dân tộc vẫn không thể nào thay thế được. Và bánh trôi đây, sớm mai đầu tháng ba này, thưởng thức một đĩa hay chỉ vài viên bánh thôi cũng đủ thấy khoan khoái lắm rồi. Nhấm nháp viên bánh, tận hưởng khí trời, lộc đất, hương mùa, ngẫm bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nghĩ về nhân tình thế thái hỏi có thú nào hơn? “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Vâng, tấm lòng son của bánh trôi thì có bao giờ phai nhạt được. Ơi bánh trôi quê tôi!
Xuân Thu
( Bài sưu tầm, nguồn nguoichilinh.com)
Ngày xưa trong thời chiến tranh, MQ còn nhớ có một lần hai vợ chồng mình làm bánh trôi, chồng mình luộc và hỏi "khi nào thì vớt được", mình trả lời "khi nào anh thấy có bảy viên nổi ba viên chìm thì vớt được" he he. Bây giờ cách đó đã cả hơn 40 năm rồi...
Trả lờiXóaMới qua ngày 3/3 7 ngày thôi mà đọc bài của bạn lại thấy muốn có bánh trôi nữa này.
Cảm ơn bạn.
BÁNH TRÔI là GẠO,là ĐƯỜNG
Trả lờiXóaNào ai đã dám coi thường BÁNH TRÔI
Từ ngày BÁNH NGOẠI lên ngôi
BÁNH TRÔI trôi mất cho tôi nhớ NGƯỜI !...