Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

CÂY MÓC

 




Cây cối cũng giống như con người vậy, nếu chịu khó quan sát và tìm hiểu kĩ lưỡng về chúng, ta sẽ thấy mỗi cây đều có những đặc điểm riêng rất thú vị. Chẳng nói đâu xa, chỉ loanh quanh trong vườn hoa cây cảnh nhà mình thôi, Thị cũng thấy nhiều cái lý thú lắm. Này nhé, nhỏ nhoi khiêm nhường như dừa cạn mà quanh năm trổ hoa tươi thắm, bừng sáng cả khoảng trời; mảnh mai như những nhành phong lan, chỉ ăn gió uống sương mà mỗi độ xuân về, hay thu tới đều bung lụa muôn màu muôn vẻ. Bông thì vàng óng như tơ lại giống hệt thiếu nữ mặc đầm đang múa, đẹp mê ly. Có bông giống như một đàn hồng hạc đang bay, ngắm nhìn mê mải cả ngày không biết chán…Lại còn mùi hương tỏa ra từ các loài hoa cũng đặc biệt vô cùng. Có hương thơm thoang thoảng mà phải lắng lại ta mới thấy như hương hoa tường vi, hoa đại tướng quân; có loài lại ngan ngát và dịu ngọt như hương hoa cau, hoa mộc hương, hoa bưởi; lại có loài tỏa hương nồng nàn khi chiều xuống, lúc đêm về như thiết mộc lan hay dạ hương ... Đâu chỉ có hoa mà thân, lá, mỗi loại cây cũng thật nhiều màu vẻ càng ngắm càng đắm say.Nhưng có lẽ độc đáo nhất trong vườn nhà Thị là cây móc.
Nhớ hồi cách đây khoảng ngót nghét hai chục năm, khi đi dự đám cưới con chú em, vợ chồng Thị nhìn thấy cây này đã cùng trầm trồ thốt lên:” Cây gì đây mà lạ và đẹp thế?” Người ta nói đó là cây móc. Với Thị, cây móc đặc biệt ngay từ cái tên của nó. Thị thắc mắc và được gia chủ giải thích rằng, gọi như vậy vì thuở xưa, người ta thường dùng những sợi tơ mầu đen trên tầu móc để khâu nón. Thân cây móc cũng khá độc đáo. Lúc mới mọc lên nó mềm mại như thân cỏ nhưng khi đã trưởng thành, thì cao vút, thẳng tắp, vững chãi có đốt như cau nhưng đốt thưa và thân to gấp đôi cây cau. Lá móc cũng xòe ra từ bẹ nhưng vươn dài chia thùy nên trông thanh thoát, thưa thoáng, mềm mại chứ không nặng nề như lá cau. Tuy thưa thoáng vậy nhưng những người đi đánh chim thì thích dùng loại lá này lắm. Họ bảo rằng cứ để tàu lá này trước mặt rồi di chuyển đến sát gần nơi chim đậu chúng cũng không phát hiện ra. Một điều lạ nữa của tàu lá móc là nó không hề rụng xuống, tách ra cùng bẹ như tàu cau mà bẹ nó cứ bám chắc vào thân, lá có khô héo quắt lại cũng vẫn cứ ở nguyên trên cây như vậy, nếu ta không cắt đi.
Cách đơm hoa, kết quả của cây móc cũng thật lạ lùng. Có lẽ trên đời này hiếm có cây nào như thế. Khi cao lớn vút lên tầm ba, bốn mét thì cây bắt đầu trổ bông. Nó đơm bông từ ngọn trước. Cụ thể là ở đốt trên cùng nhú ra một cái cuống to cỡ cườm tay người trung bình. Cái cuống đó vươn ra và quắp xuống, tựa như cái móc câu. ( Vì thế tôi cho rằng có lẽ người ta đặt tên cây móc là dựa vào hình dáng này chăng?) Thế rồi cái móc câu ấy, đẫy đà dần lên và bung xòa ra một chùm nhành hoa xõa xuống rất mềm mại, xanh màu nõn chuối. Theo thời gian, chúng dần sẫm lại thành màu xanh lá cây. Và trên từng nhành của buồng hoa lại nhú ra những chiếc nụ bé tí xếp san sát nhau. Nụ lớn dần, căng mọng. Màu sắc chuyển từ xanh sang nâu nhạt cũng chính là lúc nụ sắp sửa khai hoa. Hàng nghìn chiếc nụ của chùm đó, bất chợt bung nở trong một buổi sớm mai, khoe màu vàng sẫm, không sặc sỡ mà đằm thắm,phồn thực, sung mãn và lan tỏa một mùi thơm phảng phất rất dịu nhẹ. Nếu lắng lại, và thật yên tĩnh ta sẽ không chỉ thưởng thức được hương thơm kín đáo của hoa mà còn nghe rõ tiếng tí tách nứt vỏ của từng chiếc nụ khi khai hoa nữa. Những chú ong ở tận đẩu đâu bay đến bu kín mít trên các đóa hoa tạo nên một sự sống động, rộn ràng thật sự. Nhưng chỉ đến chiều là hoa trút hết, cánh hoa cứng và đằm nên không để gió cuốn đi, bay lả tả mà tụ lại một đám ngay phía dưới buồng hoa thành một lớp dày. Lúc này lũ ong bay đi gần hết, chỉ còn vài con lượn lờ như lưu luyến, tiếc nuối chút phấn hoa sót lại.
Cả buồng hoa lúc này nhẹ bẫng đi và có phần xơ xác. Nhưng chỉ vài ba ngày sau, ta sẽ nhìn rõ hơn những quả non bé xíu như hạt tấm và chúng cứ thế lớn dần lên, màu sắc cũng chuyển dần từ xanh nhạt sang xanh thẫm, rồi hồng nhạt, hồng thẫm và đến lúc tím đen như những trái nho hoặc trái sim chín mọng. Chùm quả này từ lúc có màu xanh thẫm đến lúc chín mọng luôn giữ được vẻ đẹp sung túc, viên mãn,phồn thịnh, ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ! Thời gian hoàn tất quá trình ra hoa kết trái của một chùm kéo dài hàng năm. Trong suốt thời gian đó, các đốt tiếp theo của cây móc lại lần lượt thực hiện thiên chức ra hoa kết quả của mình y hệt chùm đầu tiên. Cứ tuần tự từ trên ngọn xuống gốc, mỗi đốt một buồng hoa buông tỏa, buông tỏa như những mái tóc xõa ra của người phụ nữ trông quyến rũ vô cùng. Khi quả móc chín đen rồi khô quắt lại và rụng xuống từ từ từng trái, từng trái cho đến hết cũng là lúc cái khung của mỗi chùm dần khô quắt lại nhưng nó vẫn đeo đẳng trên cây. Loài quả này, người không ăn được, vì nó gây ngứa miệng. Nhưng làm mồi câu cá thì tuyệt vời, vì thế những người đi câu thích lắm. Cây móc thường có khoảng vài ba chục buồng hoa, quả trĩu trịt. Chỉ khi nào cái chùm hoa gốc, sát mặt đất thực hiện xong thiên chức rồi khô quắt đi, thì cây móc mới hoàn tất một quá trình trưởng thành, sinh nở và nuôi dưỡng hoa trái của mình. Lúc đó, cành, lá và thân cây mới dần dần khô lại, chết đi trong tư thế đứng sừng sững, vững chãi chờ chủ vườn hóa kiếp cho nó.
Một vòng đời khoảng trên dưới chục năm, từ lúc nảy mầm, xòe ra hai chiếc là bé xíu mềm như lá cỏ cho đến lúc kết thúc, cây móc chỉ “ ăn của đất, uống của trời” mà dâng hiến hết mình để tạo nên một thân thể cường tráng, những chùm hoa, trái lúc lỉu đẹp mãn nhãn dâng hiến cho đời. Rồi nó ra đi thật bình dị thanh thản và oai phong. Theo dõi quá trình đó của cây móc, Thị thấy mình ngộ ra nhiều điều trong cõi nhân sinh.
Sao Đỏ : 14-11-2021
Song Thu

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

THÁO CŨI SỔ LỒNG

 





Mình không thể trở thành nhà báo được. Thị tự nói với mình như thế. Bởi Thị biết, làm nhà báo là phải nhanh nhạy, cập nhật tình hình, bút lực sắc sảo và phải ham thích đi đó đi đây, thậm chí là phải dám đương đầu với cả hiểm nguy nữa. Đằng này, Thị nhát như thỏ đế. Đến chồng quát còn chả dám cãi lại một câu thì dũng khí đâu mà dấn thân vào “nghề nguy hiểm”. Đã thế,Thị còn bị say xe nên việc đi đó đi đây coi như đầy ải vậy. Thế thì lấy đâu ra tư liệu mà làm báo, viết văn? Chưa hết, Thị lại cầm tinh cụ Rùa lúc nào cũng “ trưa không vội, tối không cần” cứ suốt đời lấy việc đi sau thiên hạ làm tôn chỉ cho cuộc sống. Vậy thì Thị làm báo, viết văn sao được? Nhưng mà nghề nghiệp của Thị lại dính với văn chương chút xíu. Cho nên nhiều lúc Thị cũng muốn tý táy viết cái lọ cái chai. Ví như, hôm quét dọn ngoài ngõ, Thị vô tình nghe thấy mấy bà đi bộ ven hồ hớn hở kháo nhau rằng; “sắp dỡ bỏ lệnh phong tỏa vì dịch cô vít rồi”.Một bà khác tiếp luôn: “Thế thì vui như tháo cũi sổ lồng nhỉ? Gớm, cứ cách ly mãi, buồn muốn chết” Thị đã nghĩ ngay, chuyến này mình phải viết cái kí sự về việc “tháo cũi sổ lồng này” mới được.
Nghĩ vậy nên Thị cũng có để tâm đến việc quan sát sự thay đổi của thành phố, những biểu hiện cụ thể của người dân và kiểm nghiệm thực tế tâm trạng của bản thân, cùng với những người trong gia đình Thị nữa để có tư liệu mà viết chứ. Thị ghi chép cẩn thận những điều mình quan sát được và Thị đinh ninh rằng mình sẽ viết ngay sáng mai thôi. Nhưng “trăm đường tránh chẳng khỏi nết”. Cái nết “trưa không vội, tối không cần” lại phản bội dự định của Thị. Sáng ra, Thị dưỡn dẹo thể dục, nấu ăn, quét dọn nhà cửa cổng ngõ, lượn lờ ngó nơi này một tý, nơi kia một tẹo thế là đã đến giờ chuẩn bị bữa trưa rồi. Thị chép miệng “thôi để chiều”. Chiều,vừa mở máy tính ra lại có khách đến chơi. Thế là tèo luôn! Nói chung là có trăm ngàn lý do làm trì hoãn kế hoạch của Thị. Vì thế mà đến tận hôm nay, Thị mới ngồi gõ những dòng này. Nhưng số Thị cũng có âm phù, dương trợ sao đó, cho nên hôm nay lại đúng vào ngày toàn tỉnh được lệnh xóa bỏ giãn cách xã hội. Nghĩa là mọi hoạt động trở lại bình thường: học sinh các cấp được đến trường, không phải học qua mạng nữa. Các hàng quán và khu vui chơi được mở cửa.
Khỏi phải nói, người dân vùng quê Thị vui sướng thế nào. Nếu thời kì bị phong tỏa, phố xá vắng tanh vắng ngắt, thảng hoặc mới có người đi xe máy hay xe đạp ngoài đường và ai cũng vội vội vàng vàng, dẫu gặp người quen cũng chỉ gật đầu chào rồi vút qua tìm mua đúng thứ mình cần và mau mải trở về. Hôm nay, phố xá đã khởi sắc. Các hàng quán mở cửa trở lại. Chợ lại nhộn nhịp đông vui. Tuy ai cũng đeo khẩu trang nhưng niềm vui cứ ngời lên trên từng ánh mắt lấp lánh sáng . Tiếng chuyện trò chào hỏi rộn ràng. Có cảm giác cả người bán lẫn người mua đều hồ hởi, không ai quan tâm mấy đến giá cả mà chỉ quan tâm đến sức khỏe của nhau, đến những món hàng tươi ngon và đến cả cái không gian của phố, của chợ. Những người bán hàng tiêu dùng và quán ăn dẫu biết rằng ngày đầu chưa đông khách nhưng vẫn mở cửa thật sớm, dọn dẹp sạch sẽ, bài trí đẹp đẽ trong một niềm tin ngày mai, ngày kia sẽ khá hơn.
Vui nhất là bọn trẻ. Sau bao ngày học onle với cái góc học tập ở nhà cùng màn hình điện thoại hoặc laptop bé tý và lúc nào cũng có bố mẹ hay anh chị kè kè ở bên nhắc nhở thì làm sao sánh được với lớp học khang trang, bảng sơn rộng lớn, bầu bạn đông vui; cho nên vừa nghe tin được đi học trở lại, chúng đã chạy khắp nơi, tíu tít khoe: “bà ơi, mai con được đến trường học rồi!” Thấy hết cháu nhà mình lại cháu hàng xóm tới khoe Thị hỏi bọn trẻ: “bà tưởng được học ở nhà thích hơn chứ” Chúng nhao nhao: “ học ở nhà chán chết đến lớp vui hơn nhiều”. Sáng hôm sau, Thị đi chợ, gặp cháu nào được cha mẹ đưa đi học, chúng cũng vẫy tay và chào bà rõ to đầy hân hoan, thích thú. Chiều về, chúng kể đủ thứ chuyện vui của bạn bè, thầy cô bằng khuôn mặt rạng ngời, ánh mắt long lanh kèm theo cả những tiếng cười đầy thích thú. Các cháu còn tíu tít kể chuyện về cây cối, hoa lá trong trường, về những lọ nước sát khuẩn, về việc đeo khẩu trang và ngồi cách xa nhau như thế nào trong lớp học…Thị nghĩ thầm cuộc sống thực sự đã trở về với bọn trẻ rồi!
Thế nhưng các cháu mẫu giáo thì lại khác. Do ở nhà với bố mẹ hoặc ông bà được cưng chiều nên ngại đi học trở lại. Chúng ấm ích khóc hoặc phản đối mạnh mẽ: “con không đi học đâu”. Chỉ có bố mẹ chúng là vui không tả xiết. Một bà mẹ trẻ, có hai con học mẫu giáo kể với Thị: “Nếu dịch kéo dài thêm nữa có khi con phát điên mất bà ạ” Thị ngờ vực: “ Bác cứ nói quá lên thế chứ đâu đến nỗi?”. “Thật đấy bà ơi… hai cháu bà ở nhà nghịch ngợm, bày biện đồ đạc khắp nơi, chí chóe, đánh nhau, khóc mếu khiếu kiện đã đủ điên đầu lại còn cho chúng ăn uống, tắm giặt nữa mệt đứt hơi… Đã thế lại chẳng kiếm ra đồng nào, bí bách lắm, không điên cũng dồ bà ạ. Hôm nay, đưa chúng đi học xong, về đi làm mà nhẹ bẫng cả người đấy bà”
Còn cánh già, cứ tưởng họ đã an phận rồi thì giãn cách với không giãn cách cũng chẳng ảnh hưởng gì. Nhưng không, các cụ cũng nhiều cung bậc bức xúc trong việc giãn cách lắm. Có những cụ, mất đi nửa kia, sống một mình vốn chỉ lấy việc giao tiếp bạn bè, câu chuyện, câu trò, câu kinh, lời kệ làm vui, nay quanh quẩn vào ra, một mình thui thủi càng tủi càng sầu. Nên khi xóa bỏ giãn cách thì vui như tháo cũi sổ lồng chạy đến hết bầu nọ bạn kia, tâm tình thủ thỉ. Có cụ còn đủ đôi nhưng già rồi trái nết, chẳng thể nói chuyện cùng nhau lâu được. Đến sở thích xem ti vi cũng khác nhau nên ở nhà lâu cùng nhau chỉ thêm bực mình, bức xúc. Vì thế mà xóa bỏ phong tỏa cũng mừng rơn. Lại tha hồ đi hát hò, nhảy múa, hay cờ tướng , tổ tôm, thơ phú rộn ràng, hoạt bát như trẻ ra mấy tuổi. Có những cụ vốn tính cả nghĩ, vướng vào dịch như này, suốt ngày lo lắng con cháu ở xa có dính dịch bệnh không, chúng làm gì mà ăn trong thời dịch bệnh này nên cứ bồn chồn, thấp thỏm không yên đến sọm cả người. Giờ xóa bỏ giãn cách cũng thở phào nhẹ nhõm, tươi tỉnh hẳn.
Khu quảng trường bao ngày vắng lặng im lìm vì dịch. Nay bắt đầu rộn ràng trở lại. Những chiếc ô tô , xe đạp tí hon lại tíu tít người thuê. Những con diều bướm lại tung bay cùng bọn trẻ, những hàng bán kẹo bông, bóng bay lại phấp phới xanh đỏ trắng vàng trông thật vui mắt. Lạ thế, khi chưa có dịch, mọi hoạt động này vẫn diễn ra hàng ngày Thị thấy thật bình thường và không hề để ý đến làm gì. Bỗng dưng dịch xảy ra, thiếu vắng những cảnh ấy mới thấy nó ủ dột biết bao. Nay, mọi hoạt động trở lại thì niềm vui cứ dâng trào dào dạt lạ. Đến cả cảnh những người già đi bộ, tập dưỡng sinh; những trung niên đi xe đạp quanh quảng trường cũng tạo ra một sự sống tràn trề.
Thế mới biết, phải sống bất bình thường trong dịch cô vít, chúng ta mới thấy cuộc sống trong những ngày bình thường đáng quý biết bao nhiêu.
Sao Đỏ : 20-4-2021
Song Thu

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

XƯỚNG HỌA VỚI ĐỖ ĐÌNH TUÂN KHI CHÀNG SANG TUỔI 80







































LÃO LẠI LO
( Họa nguyên vận bài:"Lên tuổi tám mươi" của Đỗ Đình Tuân)
Thấm thoắt thời gian tựa gió đưa
Tám mươi đã đến tự bây giờ
Nhìn đời tuy có hơi nhoàng nhoạng
Liếc gái xem chừng vẫn mở mơ
Sớm tối đều đều trà với rượu
Trưa chiều thi thoảng bạn cùng thơ
Luôn thèm phở tái miền hoang hoải
Nghĩ nỗi cơm chờ lão lại lo
11-7-2021
Song Thu
(Phụ chép bài "Lên tuổi tám mươi" của Đỗ Đình Tuân )
LÊN TUỔI TÁM MƯƠI Mười năm đầu bảy lá vèo đưa
Lên tuổi tám mươi tính tự giờ
Mí sụp coi nhìn thêm nhập nhoạng
Tai lòi nghe ngóng chỉ lơ mơ
Đều đều trưa tối còn ham rượu
Thỉnh thoảng vui buồn cũng vẫn thơ
Nặng nhẹ xin từ vai gánh vác
Tuổi già mong được sống vô lo
11-7-2021
Đỗ Đình Tuân

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

CHỚM XUÂN


 


Cái rét mùa đông đã dịu rồi
Tiết xuân phảng phất nhẹ nhàng rơi
Cây sưa đầu ngõ lưa thưa búp
Gốc bưởi cạnh sân thấp thoáng chồi
Cánh én dập dìu xây tổ ấm
Bầy ong tha thẩn rỡn hoa tươi
Kìa ai vơ vẩn niềm thương nhớ
Một chút tình xuân lặng lẽ trôi…

12-02-2021
Song Thu

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

ĐƯỜNG XƯA




Năm xưa trên quãng đường này Sóng vai sánh bước xuân ngây ngất tình
Khi lơ thơ gió buông mành
Khi xao xuyến nắng trên cành thêu hoa
Khi giăng mưa bụi mượt mà
Dòng sông huyền ảo la đà liễu say
Có khi mưa ngập dấu giầy
Nép vào nhau lại thêm say ấm lòng
Thế rồi xa cách mênh mông
Người đi đi mãi mà không trở về
Con đường buồn tái buồn tê
Trời ngăn ngắt lạnh mưa lê thê sầu
Liễu buồn rớt xuống sông sâu
Vẳng trong xa ngái những câu tâm tình
Bàn tay mình nắm tay mình
Bước chân xiêu vẹo bóng hình chung chiêng
Biết đâu mà gửi niềm riêng
Xuân phai sắc thắm chiều nghiêng nghiêng chiều
Song Thu

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

VƯỜN NHÀ TRONG TIẾT THANH MINH







Chỉ là dừa cạn khiêm nhường
Mà lung linh một khoảng vườn góc sân
Mới  qua hơn nửa mùa xuân
Bồn hoa dạ yến hai lần khoe tươi
Huệ tây bung lụa rạng ngời
Thiên cung hạc vĩ buông lơi bên thềm
Tiết thanh minh thật êm đềm
Nắng phơn phớt nắng, mưa mềm mại mưa
Không gian thoáng nhẹ như tơ
Vườn nhà như một bài thơ giữa đời


Sao Đỏ: 10-4-2021
Song Thu
 

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

TẢN MẠN QUANH MẤY CẶP LỤC BÁT CỦA NHÀ THƠ ĐỖ TRUNG LAI

 


         Tôi thích thơ Đỗ Trung Lai ngay t khi đọc bài thơ: “ Tôi ru con gái tôi” ca ông. Tht tình là tôi đã thường xuyên mượn bài thơ y để ru con, cháu mình như người xưa vn ru bng ca dao hoc Truyn Kiu vy. Tôi cũng rt thích nhng bài thơ Đỗ Trung Lai viết tng v. Bi tôi tìm thy đó biết bao nim yêu thương, thu hiu; s trân trng ca thi nhân vi người v tao khang. Hình nh người v tn to, chn vén, qunh qu trong công vic gia đình đã đi vào thơ ông tht t nhiên chân thc mà vn rt truyn cm: " Sau gi làm vic/em tr v nhà/xách trên tay c mt phiên ch cóc/vi tht, cá, rau, dưa, tôm, cua, c, ếch.../Ri em chế ra nhng món quê mùa/làm lu m mi yến tic… Em là mnh h cui cùng/sau khi người ta lp hết h đi/để ly đất xây nhà/Em là câu ca dao cui cùng/ca nn quc gia âm nhc/Em là mnh rung cui cùng/sau đô th hóa/Em là bo tàng dân tc hc nhà ta". Hoc: " Vào nhng ngày ngh/em quét sch mi ch/em git sch mi th/(Ch có anh, các con và con mèo nhà mình là chưa b em cho vào máy git!). Em là Nguyn Đình Chiu ca nhà ta - ghét bi bm như nhà nông ghét c/Anh đã thy nhiu ngôi nhà hoang/vì thiếu bàn tay ph n/Nhà mình giàu hơn người là nh có em".

Đọc nhng câu thơ y và nhng câu thơ nhà thơ dn con gái: nhà biết vá biết thêu/ Ra đường k gho người trêu mc người/ À ơi thân gái đời/ C kim đâu cũng quý người thy chung” thì tôi c bng bo d rng: Đây đúng là mu đàn ông lý tưởng không lóa mt bi nhng cái đẹp hình thc màu mè, luôn trân trng nhng v đẹp truyn thng và hết lòng yêu v quý con. Thm chí tôi còn cho rng, vi ông, không th có chút “xao lòng” nào trước phái đẹp, ngoài v mình ra.

         Nhưng rồi, khi đọc bài thơ “Ngũ hồ ở Bác Ninh của ông, tôi lại chợt nghi ngờ: có phi  người đàn ông dù yêu v đến c nào thì v đẹp ca giai nhân vn c hp hn h như thường và Đỗ Trung Lai không nhng không phi là ngoi l mà còn là mt đin hình trong lĩnh vc này? Tuy có chút gờn gợn lên như vậy nhưng tôi vẫn thích bài thơ này đến mê tơi. Tôi xin phép không đưa c bài thơ y ra đây vì không có ý định bình toàn bài . Tôi ch xin nht ra hai cp lc bát mà tôi sung sướng đến run người khi đọc chúng. Để rồi chúng lp tc bám riết vào tâm trí tôi đến độ tôi không ch thuc ngay tắp lự mà còn nghĩ rng chng bao gi mình quên được na.

Cp th nht là:

Em ra ngoài bến lên thuyn

Thánh thn cũng mun b đền ra sông

Chng biết có quá ch quan, cm tính không nhưng tôi c đinh ninh rng đây là hai câu thơ t v đẹp ca người ph n hay nht t trước đến nay (mc du tác gi không h t c th mt chút nào). Nhưng không ai đọc đến hai câu thơ này mà li không nghĩ rng người ph n này rt đẹp. Thế rồi, tùy vào kh năng tưởng tượng ca mi người, v đẹp y được hin ra vi nhiu nét c th khác nhau. Vi tôi, tôi mường tượng nàng đẹp thướt tha, duyên dáng uyn chuyn vi nhng bước đi nh nhàng, vi đôi gót chân thon nh trng hng, vi nhng đường cong mm mi ni bt trong cách trang phc m by m ba ca lin ch quan h, vi khuôn mt “búp sen” , nét cười đằm thm, ánh mt hút hn đến mê hoc…không bút nào có th t hết được. Có l, nàng hi t c v đẹp ca Tây Thi, Thúy Kiu… và c cái hn ca người quan h, ca nhng làn điu dân ca làm say lòng người na. Chng thế mà ch cn nàng ra bến lên thuyn cũng làm cho các bc thánh thn vn siêu thoát yên v nơi đền thiêng ri cũng còn “ mun b đền ra sông” kia mà! Tht tuyt làm sao ch có mt cp lc bát thôi, li không có mt t đẹp nào, thm chí không có mt t miêu t nhng nét đẹp c th ca cô gái quan h mà c thế, v đẹp ca nàng hin lên đến lung linh, dim kiu, mê đắm và cun hút.

Trước v đẹp diu kì đó ca nàng, chàng thi sĩ Đỗ Trung Lai ch mun biến con sông Cu nước chy lơ thơ ca vùng Kinh Bc thành Ngũ H để được tn tâm chiu chung phc v nàng. H thì “dm cái tương tư”; h thì “git áo t thân” ; cái h hay có mây mưa thì chàng mun được “ git yếm nàng va ci ra”; cái h nước đỏ như son chàng lại mun dùng nước đó cho nàng “tm chân”. Chiu chung chng đó vn chưa tha nim yêu và s trân trng ngưỡng m ca chàng vi nàng. Chàng còn mun vt b c s nghip để trn vn vì nàng:

Bao nhiêu sách viết thơ tình

Ta đem xé hết cho mình thm Chân

đắm đến thế là cùng! Bi vì, vi mt nhà thơ thì s nghip thơ ca, nht là nhng áng thơ tình là nhng đứa con tinh thn được rút ruột sinh ra t bao thai nghén bun vui nên nó sẽ là báu vật vô giá của thi nhân. Vy mà trước nàng, thi sĩ Đỗ Trung Lai sn sàng xé hết để cho nàng “ thm chân” kia đấy. T “ thm” trong câu thơ trên tht tuyt vì nó gi ra mt c ch rt đỗi nh nhàng, nâng niu chiu chung đến mc trân trng. Nếu ta thay t thm bng các t khác tương t như: lau, chùi, bao, chm… chng hn thì đều không còn đủ sc để din t sc thái tình cm yêu thương nâng niu rt gượng nh và vô cùng trân trng ca thi sĩ na. Mà ngược li nó làm cho câu thơ tr nên thô, làm cho tình yêu mt đi nét tinh tế mà vn hết mình, đắm say mà vn rt thánh thin, nâng niu mà không qu ly…

         Có th nói, Đỗ Trung Lai đã viết nên nhng câu thơ trên nói riêng và c bài thơ “Ngũ h Bc Ninh” nói chung bng mt cm xúc chân thành mãnh lit ca lòng mình. Tất cả những cảm xúc đó lại được dệt nên bởi th ngôn ng thơ rt gin d, rt truyn thng ch không h cu kì, làm duyên hay bay bướm, bóng bẩy chút nào. Cả lời thơ và hơi thơ c trôi chy mt cách t nhiên nhưng không trôi tut đi mà ngược li nó neo đậu, ám nh, khơi gi s liên tưởng trong ta và truyn đến ta nhng cm xúc ngây ngt không cùng. Tôi nghĩ rng, phu nhân ca Đỗ Trung Lai khi đọc bài thơ này du có tc điên lên vì phu quân ca mình đã b hp hn bi mt bóng hng quan h thì cũng s th tt cho chàng vì bài thơ hay quá! Không chỉ có thế, lắng lại một chút, tôi còn nghe được cả tiếng lòng của phu nhân chàng đang thầm nói rằng: đây chính là tấm lòng biết yêu thương, trân trọng, nâng niu tôn vinh và ngưỡng mộ người đẹp nói riêng và cái đẹp nói chung của tâm hồn thi sĩ tinh tế, nhạy cảm, trong veo và thánh thiện; của người chồng dứt mực yêu vợ quý con đấy chứ. Thế là cái nghi ngờ của tôi về sự “ngả nghiêng” của nhà thơ với giai nhân chợt gợn lên khi mới đọc bài thơ này cũng tan biến luôn để nhường chỗ cho lòng ngưỡng mộ một thi nhân rất yêu thương, trân trọng và đề cao Cái Đẹp!

01-5-2016

Song Thu