Trong bài “Giã từ nền văn hoá quỳ lạy”
tôi đã nói đến do ảnh hưởng của Khổng Mạnh, trí thức Việt Nam chỉ cốt
đi học để làm quan. Để được quỳ lạy trước ngai vàng. Lý thuyết của họ là
cúi đầu trước một người (Vua) để được cưỡi lên cổ trăm người. Khi được
làm quan rồi, họ tiếp tay vua để đàn áp nhân dân. Vì thế, một tâm lý
khiếp sợ quyền lực đã hình thành trong xã hội. Người dân tự nhận mình là
“thảo dân”. Thảo là cỏ. Thân phận người dân được chính họ tự nhận là
cây cỏ, là “thảo dân”.
Từ chế độ phong kiến
chuyển sang chế độ toàn trị, tâm lý thảo dân càng có “cơ sở” để phát
triển do người dân bị không chế toàn diện cả về kinh tế lẫn chính trị.
Nỗi sợ hãi bao trùm xã hội. Người dân sợ bị mất sổ gạo (sổ mua lương
thực), sợ con bị đuổi học, sợ bị đi tù.
Từ
nỗi sợ đó dẫn đến tâm lý vâng lời, nghe theo cấp trên để được yên thân.
Và, điều tai hại lớn là sự vâng lời ấy dẫn đến sự bao cấp về tư tưởng.
Tất cả đều đã có Trung ương, có Đảng lo. Nhân dân không phải suy nghĩ gì
nữa. Đảng là đúng, cấp trên là đúng, như một chân lý.
Vì thế mới có câu cnuyện khôi hài dưới đây:
Khi
có chuyện “giá lương tiền” rồi vụ đổi tiền vào sáng ngày 14/9/1985, cả
xã hội náo loạn, dẫn đến khủng hoảng sâu… Gặp tôi, bác Nguyễn Khắc Viện
nói: “Thật là may”. Nghe thế, tôi hỏi: “Vì sao lại thật là may?”. Bác
Viện nói: “Như vậy là dân đã thấy Đảng cũng sai. Vậy từ nay mọi người
phải suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Thấy cái gì sai phải nói, phải lên
tiếng phản đối, không thể uỷ thác số phận của mình cho một nhóm người
suy nghĩ và quyết định”.
Văn hoá thảo dân và sự
bao cấp về tư tưởng không phải chỉ có ở dân, ngay cả nhà cầm quyền Việt
Nam cũng bị bao cấp tư tưởng. Cái gì China làm, Việt Nam mới dám làm.
China chưa làm thì Việt Nam chưa dám làm. Tôi nghe nói, khi sắp làm một
việc gì lớn, có nhà lãnh đạo Việt Nam đã hỏi: Trung Quốc đã làm chưa?
Việt Nam luôn đi sau Trung Quốc hàng thập kỷ vì tư duy bao cấp này.
Thoát Trung một cách mạnh mẽ nhất là thoát tư duy bao cấp.
Chưa
thoát được tư duy bao cấp nên ở nước ta có tình trạng tư duy ngược. Tôi
có một anh bạn là học sinh miền Nam đi tập kết, học chung trường thời
sinh viên với tôi ở đại học ba năm liền. Ra trường anh làm một chức sắc
nho nhỏ. Khi đất nước thống nhất, anh về Sài Gòn công tác. Một hôm, anh
về quê thăm nhà ở huyện Cái Nước, Cà Mau. Anh than với má anh: “Nhà mình
xa quá!”. Bà má anh đã nổi đoá rủa: “Mồ tổ mày, chỉ có mày đi xa chớ
nhà mình đâu có xa!”.
Rõ ràng anh bạn tôi đã tư duy ngược!
Mà
chẳng phải một vài người, đến ngay cả cơ quan ngôn luận lớn của Đảng
Cộng sản Việt Nam là báo Nhân Dân cũng tư duy ngược. Báo Nhân Dân có cả
một chương mục: Đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống (!). Vậy nghị quyết
Đảng từ trên trời rơi xuống à?
Đáng lý phải có
mục “Đưa cuộc sống vào nghị quyết Đảng”, rồi sau đó mới có mục “Đưa nghị
quyết Đảng vào cuộc sống”. Vì tư duy ngược như thế, nên chẳng cuộc sống
nào thi hành nghị qyết cả! Chỉ khi Đảng thấy sai, sửa, thì nghị quyết
mới vào cuộc sống như Khoán 100 của Ban Bí thư, Khoán 10 của Bộ Chính
trị vào năm 1988.
Chính Lênin ông tổ của chủ
nghĩa cộng sản, trong tác phẩm “Nhận thức luận” đã từng dạy: “Qui luật
của nhận thức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Có nghĩa
là: Lý luận nảy sinh từ thực tiễn, đúc kết thực tiễn thành lý luận. Và
đến lượt mình, lý luận sẽ soi đường cho thực tiễn.
Đến
bao giời dân tộc ta và cả Đảng Cộng sản Việt Nam mới thoát khỏi cảnh
bao cấp tư tưởng và tư duy ngược? Nếu không phải là từ lúc này, lúc
người anh em Bốn tốt đã lật kèo bằng cách đưa Giàn khoan khủng HD 981
vào xâm lược nước ta?
Song Thu ( Sưu tầm)
Rất cụ thể , dễ hiểu , khác hẳn những bài dạng này với một mớ triết lý lùng bùng từ thời xa xửa xa xưa viện dẫn rối mù. Cảm ơn người viết đã truyền tải một cách dễ hiểu , vì người đọc chúng tôi là dân.
Trả lờiXóaNè Lão đã bao chừ vì sợ hãi mà phải nghe theo để được yên thân chưa? Tôi thì có nhiều khi như rứa zùi lão ạ. Nghĩ cũng buồn nhưng biết mần răng? mình vẫn phải sống mà. Hơn nữa mình còn cả một gia đình cũng cần được sống yên ổn nữa.
Trả lờiXóa