Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

BA MƯƠI BA NĂM



Ba ba năm kết thành đôi
Chúng mình đã chớm da mồi tóc sương
Vẫn nồng đượm lửa yêu thương
Như trầu cau mãi thơm hương thắm màu
              24-12-2015
               Song Thu

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

MẸ VÀ CON

Nón Không Quai là bút danh của chị Nguyễn Thúy Ngoan, Hải Phòng. Chị là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Hải Phong, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Chị đã xuất bản 5 tập thơ. Tôi quen chị trên Faceboook và rất ái mộ thơ chị, nhất là những bài thơ viết về thân phận góa phụ. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập QĐND VN (22-12) chị đăng bài thơ: MẸ VÀ CON trên facebook, tôi thích bài thơ này nên xin chị mang về đây mời mọi người cùng đọc để thấm thía thêm nỗi đau chiến tranh vẫn còn nguyên vẹn trong nhiều gia đình trên mảnh đất hình chữ S này.


Một tuần chưa kịp bén hơi
Em thành trăng khuyết cả đời bến sông
Giếng mùa đông buốt giá đồng
Tàn canh em dội, lửa lòng vẫn sôi

Hàng cau chênh chếch trăng soi
Đất vườn em cuốc cho vơi đêm dài
Tiếng gà xơ xác ban mai
Nén đau cơn khát đôi vai rã rời…

Lửa rơm bếp bập bùng sôi
Bên nồi cám lợn mẹ cời tro than
Em thương mẹ - mẹ thương em
Chồng con - chồng mẹ khói nhang nhạt nhòa

Trọn đời “nụ chẳng thành hoa”
Em mừng thọ với mẹ già chín mươi
Điện Biên ban nở trắng trời
Trường Sơn bom cũng ngừng rơi đại ngàn

Cầu Hiền Lương nối thênh thang
Mẹ và em mảnh trăng vàng một đôi
Hai Tô Thị sống giữa đời
Tựa nhau hóa đá giữa trời hoang liêu…

                     10/2015
                    Nón không quai HP
                     ( Song Thu sưu tầm)
ThíchBình luận

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

AI THÍCH TRẺ ĐẸP, SỐNG LÂU THÌ XEM ĐÂY!


HÃY THƯỜNG XUYÊN DAY BẤM HUYỆT TÚC TAM LÝ 
ĐỂ KHỎE MẠNH, SỐNG LÂU

Bài của: B.S Hồng Thanh Quang




       












  Sách Nhật Bản chép rằng: Giữa năm Nguyên Bảo thứ 15, khi thông xe chiếc cầu vĩ đại nhất nước Nhật, Nhật Hoàng cho mời tất cả các Cụ trên 99 tuổi tới dự lễ cắt băng khánh thành và đi qua cầu trước tiên.

  Hôm đó người ta thấy có ba cặp vợ chồng của dòng họ Mikawa: ông bố 224 tuổi, bà mẹ 221 tuổi, người con trai 193 tuổi, người con dâu 174 tuổi, người cháu nội 151 tuổi, người cháu dâu 138 tuổi dẫn theo sau các chắt, chút, chít,… trên 99 tuổi nhiều vô kể.
Nhật Hoàng thân mật hỏi: Các Cụ có bí quyết gì mà sống lâu như vậy? Cụ Mikawa cao tuổi nhất trả lời: Chúng tôi sống thọ tới ngày nay nhờ bí quyết gia truyền lâu đời của dòng họ là thường xuyên day bấm huyệt Túc Tam Lý, làm cho hệ thần kinh thực vật luôn tỉnh táo hoạt động !
Đó là câu chuyện ngày xưa. Còn ngày nay có rất nhiều y gia nổi tiếng về bấm huyệt, day huyệt, châm huyệt, cứu huyệt, điện châm, thủy châm, nghiên cứu vấn đề này.
Tất cả các phép day bấm, châm cứu đều nhằm chung mục đích làm thức tỉnh hệ thần kinh thực vật để con người khỏe mạnh sống lâu.
Khoa học đã chúng minh trong con người chúng ta luôn bị chi phối bởi hai hệ thống thần kinh : thần kinh động vật (điều khiển) và thần kinh thực vật (tự động).
Giải thích về hệ thần kinh động vật thì mọi người dễ thấy. Ví như : tai nghe, mắt nhìn, tay sờ, chân đi, miệng nói,vv… đều do hệ thần kinh động vật, từ bộ óc điều khiển.
Còn hệ thần kinh thực vật, nằm sâu trong tủy sống, có mạng chỉ huy nối liền với “lục phủ, ngũ tạng” : tim, phổi, dạ dày, gan, mật, lá lách, thận,vv… Nó nằm rất kín đáo, ít khi bị bên ngoài va chạm. nó hoạt động tự động theo bản năng, liên tục suốt ngày đêm từ khi con người bắt đầu sinh ra cho tới khi kết thúc.
Phải làm việc liên tục như vậy, rồi cũng đến lúc hệ thần kinh thực vật này đòi hỏi nghỉ ngơi, và đến lúc nó nghỉ thì con người cũng không tồn tại nữa.
Cho nên, ta phải thường xuyên tác động làm cho hệ thần kinh thực vật không được phéo nghỉ ngơi, mọi cơ năng trong con người sẽ được vận hành đều đặn: hô hấp phổi hít thở đều, tuần hoàn nhịp tim đập nhịp nhàng, tiêu hóa dạ dày co bóp tốt,… các bộ phận sản sinh hồng cầu, bạch cầu, tinh trùng,… làm việc ổn định, sức đề kháng mạnh, đẩy lùi được bệnh tật, khỏe mạnh sống lâu.
Mỗi ngày day và bấm huyệt Túc Tam Lý từ 3 đến 5 lần; mỗi lần từ 8 đến 10 phút.
Phương pháp : Bất kể ở tư thế ngồi hay nằm, trước hết dùng ngón giữa ấn thử lên dấu huyệt, nếu thấy đau đau là đúng huyệt. Trước khi bấm mạnh vào huyệt ta hít một hơi thật sâu, lồng ngực và bụng phình căng như quả bóng, trong khi bấm thật mạnh vào huyệt liên tục nhiều cái. Cố gắng nín thở và lên gân toàn cơ thể để chống đỡ những “trận dội bom” của đầu ngón tay xuống đỉnh huyệt tạo ra một thế cân bằng, bão hòa. Lúc đó ta sẽ mất hết cảm giác đau.
Thường xuyên làm ta sẽ nâng cao được thể trọng và hệ thần kinh thực vật sẽ được phục hồi và trẻ lại.
Đã chữa khỏi hoàn toàn các bệnh: Sỏi thận, sỏi mật, mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, nhiều khí hư, nhức đầu, mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, gầy quá, béo quá,…
(Vị trí huyệt túc tam lý ở phía vế ngoài bên dưới của chân phải, cách đầu gối khoảng 10cm, sâu vào trong xương).
                                                     ( Song Thu sưu tầm)

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

ẤM ÁP NGÀY ĐÔNG



Chim sâu ríu rít chuyền cành
Bướm vàng chấp chới rung rinh cánh mềm
Mặt trời vừa mới bừng lên
Ngày đông nồng ấm dịu êm vô cùng
Đã qua giá rét não nùng
Càng thêm trân quý ngày đông nắng vàng
              12-12-2015
               Song Thu

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

NGÂY THƠ




Bé Sam gần mười tháng
Trong trang phục mùa đông
Toét miệng cười tươi rói 
Trông đáng yêu vô cùng

Đứng vẫn phải người giữ
Răng chưa mọc cái nào
Bố động viên : " Tài quá"
Mẹ nựng yêu: "Giỏi ghê"

Bé Sam chừng khoái trí
Hoan hô , cười hả hê
          10-12-2015
           Song Thu


Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

XEM TRANH NGẪU HỨNG



Lấy ở facebook của ông Đạo diễn Sói Đồng Hoang


Hôm nay sang thăm blog của bác Bulukhin Nguyễn, tôi thấy bác ấy lấy về một bức tranh từ trang facebook của ông đạo diễn Sói Đồng Hoang rất lạ. Lại được đọc bài bình tranh rất tinh tường và sâu sắc của bác Bu..., Song Thu tôi mới ngẫu hứng nảy ra mấy câu văn vần, xin ghi lại đây để mọi người  ngắm tranh và đọc tạm ạ:

Xứ đâu có xứ lạ đời
Bao người giả điếc, giả đui theo mù
Đi tìm cái quả tờ mờ
Hàng trăm năm nữa cũng chưa định hình
Sự đời càng ngẫm càng kinh
Bao giờ mới cất nổi mình mà bay
Để hòa vào thế giới này?!
              08-12-2015
              Song Thu

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

VỀ MỘT BÀI THƠ KHÔNG NHỚ TÊN

Sang thăm blog Quỳnh Lý Đức thấy bức ảnh của Yên Phạm tặng Quỳnh đẹp quá, Song Thu tôi liên chôm về trang mình. Chẳng hiểu sao xem bức ảnh này cứ khiến tôi nhớ đến một bài thơ chữ Hán mà tôi đã thuộc từ lâu nhưng không còn nhớ tên bài thơ, tác giả và dịch giả nữa. Chỉ nhớ bản phiên âm Hán Việt và bản dịch thơ thôi. Hôm nay tôi xin chép lại bài thơ đó sau bức ảnh này. Bạn bè blog ai nhớ tên bài thơ, tác giả và dịch giả thì chỉ giùm tôi với nha. Tôi xin cám ơn nhiều.


com-img





















Phiên âm Hán Việt
Đãi nguyệt tây sương hạ
Nghinh phong hộ bán khai
Cách tường hoa ảnh động
Nghi thị ngọc nhân lai

Dịch thơ:
Đợi trăng dưới mái tây lầu

Hững hờ cửa khép gió đâu lọt vào
Cách tường hoa động lao xao
Ngỡ rằng người ngọc lọt vào hiên tây

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

NHỚ THỜI TUỔI NỤ TUỔI HOA



          
                                 


Người ta bảo: “ Tuổi già thường hay hoài cổ”. Có lẽ thế chăng, nên hôm nay, vừa nhìn thấy gò má hồng hồng, đôi mắt long lanh và dáng đi uyển chuyển của cô cháu gài, tôi bỗng nhớ về thời thiếu nữ của mình?!
Cái thời ấy, chúng tôi không có quần áo đẹp như bây giờ và ăn uống cũng không đủ no. Nhưng chẳng sao. “ Con gái 17 bẻ gãy sừng trâu” mà. Chúng tôi cứ thế lớn lên, cứ thế xinh đẹp hơn nhiều so với chính mình của một vài năm trước đó. Mới hôm nào, những cô bé chăn trâu đầu trần, chân đất, cườm tay đen nhẻm, khẳng khiu còn lao vào các thác nước bìa rừng cùng đám con trai cười đùa thỏa thích, đấm nhau thùm thụp và chen cạnh vô tư để được trôi xuống trước, khi trượt thác. Rồi một hôm, bỗng thấy nơi ngực cưng cứng đau đau và cứ thế chum chủm dần lên thì lấy làm lo lắng lắm nhưng lại ngại ngùng chẳng biết tỏ cùng ai. Hoảng nhất là khi thấy mình chảy máu ở vùng kín liền thất thanh gọi : “ Mẹ ơi con bị làm sao thế này ?” Vừa gọi vừa khóc tu tu cứ nghĩ là mình bị đỉa chui vào mới khổ chứ

Mẹ cười: “ Không sao đâu. Con đã trở thành thiếu nữ rồi đấy!” Vẫn tròn mắt ngơ ngác chưa hiểu thế nào? Mẹ phải giảng giải và hướng dẫn cách vệ sinh kia đấy.Thế mà,khoảng một, hai năm trôi qua, ai gặp lại cũng phải ngỡ ngàng và trầm trồ: “ con bé lớn nhanh quá! Trông lạ hẳn đi”. Lúc đó, cô bé đã biết ngượng ngùng, e ấp, má đỏ ửng lên rồi tự nhiên cứ thấy thẹn thùng e lệ và xốn xang trước người bạn khác giới…
Không còn kiểu nhảy chân sáo trên đường nữa. Mỗi bước đi đã nhẹ nhàng từ tốn hơn. Và hình như cũng có nhiều ánh mắt bọn con trai nhìn ngó hơn thì phải. Lại còn cả những lời chọc ghẹo của bọn họ bay theo từng bước chân mình nữa chứ. Nếu ngày trước bị trêu chọc như thế thì đã càng cổ ra mắng lại rồi. Nhưng lúc đó thì cứ thế cúi mặt mà đi và xấu hổ chết đi được, dù trong lòng vẫn có cái gì hơi thinh thích, đến lạ. Thế rồi về nhà lại lủng hủng với mẹ rằng: “ Từ nay con không đi qua chỗ đó đâu. Bọn nó trêu tức lắm”. Mẹ bảo “ Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta chòng. Đừng đối đáp bốp chát mà mang tiếng là chanh chua con ạ”
 Thời gian chảy trôi, như bản chất của tự nhiên vốn thế. Cái nữ tính của cô bé nhà quê cứ thế lớn dần lên cùng với sự thay đổi từ bên trong cơ thể. Đã biết soi gương, chải chuốt, ngắm vuốt  mỗi lần ra đường hay đi học. Thế nhưng khi vào cấp 3, học xa nhà, ở kí túc xá, những ngày đầu chưa quen vẫn thấy nhớ nhà da diết. Tuần nào cũng ngong  ngóng chờ chủ nhật để về nhà. Rồi công việc học hành, bầu bạn mới và bao niềm vui tuổi học trò ùa đến. Nỗi nhớ nhà vơi dần. Chủ nhật ở lại trường nhiều hơn. Bỗng một tối thứ bảy nọ, có anh bạn lớp trên mang đến trao cho củ sắn lùi, nóng hổi, thơm phức gói trong tờ giấy trắng tinh rồi vội vã về ngay. Một chút gì như ngơ ngác và xôn xao thế nào ấy! Mở lớp giấy bọc củ sắn ra, chợt thấy một mảnh giấy có hai câu Kiều được viết rất nắn nót:

            Người đâu gặp gỡ làm chi
            Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Cũng mơ hồ hiểu anh bạn định nói gì rồi nhưng mà chẳng dám trả lời chi. Chỉ thấy trong lòng  sao sao ấy và gặp mặt anh  ấy là mất tự nhiên rồi. Lạ thế! Nhưng lại nghĩ đến lời mẹ dặn: “ Bố mẹ và chị ở nhà lao động vất vả để cho con được học hành, con phải cố gắng tập trung vào học thôi đừng có đua đòi yêu đương mà hỏng thân và phụ công mọi người con nhé”( Chả là tôi và chị gái học cùng lớp nhưng chị bị trượt tốt nghiệp cấp 2 nên không thể tiếp tục học được) . Vì thế, tôi chẳng dám tơ tưởng đến ai mà sao nhãng chuyện học hành nên kết quả học tập cũng ra phết lắm. Song vẫn thua một bạn nam trong lớp. Mỗi lần trả bài kiểm tra, luôn thấy thất vọng vì bạn ấy được điểm cao hơn. Tối nào khi ngủ cũng giơ nắm tay lên tự nói với mình phải đuổi kịp bạn ấy. Lần nào bằng điểm nhau là sung sướng rung rinh. Bỗng một hôm, vừa tan buổi học, bạn đi sát bên mình,vội vàng đưa cho một cuốn vở mỏng, nói lí nhí và run rẩy: “ Mình gửi Thu cái này”. Cầm quyển vở trên tay cứ ngơ ngơ ngác ngác chả hiểu đầu cua tai nheo gì nhưng cũng chẳng dám mở ra xem ngay. Về đến phòng mới mở thì thấy trong đó có một bức thư dài kín hai trang giấy. Vừa đọc vừa run lập cập như đang vụng trộm điều gì. Tiếc là trải qua bao nhiêu năm tháng, bức thư ấy nay không còn nữa. Nhưng những câu thơ mở đầu bức thư thì Song Thu đã thuộc nằm lòng. Nó đây nè.
            Đêm nay gió mát trăng trong
Bút nghiên xin viết đôi dòng thơ riêng
            Song Thu người bạn mến thương
Song Thu người bạn cùng đường tiến lên
            Song Thu tên ấy không quên
Song Thu tên ấy khắc trên tim mình
.
            Hồi ấy mình chẳng hồi âm cho bạn đâu . Có lẽ tại mình nhớ lời mẹ nên chỉ chú tâm vào việc học thôi. Cũng có lẽ tại mình chỉ quý mến bạn vì bạn chân thành, giản dị; Ngưỡng mộ bạn vì bạn học giỏi chứ chưa có độ rung động của con tim yêu chăng? Hơn bốn chục năm rồi chưa gặp lại nhau nhưng mình vẫn luôn quý mến bạn, luôn hỏi thăm tình hình của bạn qua bạn bè. Liệu bạn có nhớ đến mình không? Còn mình,  khi vào đại học rồi ra công tác, tuy được đọc nhiều câu thơ ngỏ ý yêu thương có thể tha thiết hơn, khéo léo hơn, nhưng những lời tỏ tình run rẩy, vụng về thưở học trò vẫn cứ lung linh một vẻ đẹp trong trẻo, hồn nhiên làm mình mãi mãi không quên






                                  30-11-2015
                                   Song Thu