Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

ĐẠT ĐẠO



Tôi vốn rất mơ hồ về Phật pháp nhưng lại có một anh bạn blog đam mê giáo lý nhà Phật. Sang trang của anh ấy, thấy bàn nhiều vấn đề về Phật giáo thấu đáo lắm. Tôi thích đọc nhưng hiểu không tường tận nên chỉ dám lắng nghe thôi chứ ứ dám mạn đàm. Có một cô bạn tặng cuốn Kinh : PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ, tôi cũng đọc rất chăm chú. Có những bài đã thuộc. Song hiểu về các bài kinh đó chẳng được là bao. Hôm vừa rồi lại có một bạn thơ mang đến tặng bài thơ của Nhà sư Huyền Không. Tôi cảm thấy khi đã đạt đạo, Người sống thật ung dung thanh thản nhẹ nhàng. Mình muốn học theo Người mà sao khó thế! Có phải tôi không có duyên với môn đạo này chăng?
Dù sao, hôm nay tôi cũng đưa bài thơ này lên để mọi người đọc và suy ngẫm nha: 

Qua thiền môn: thấy trời xanh
Kim cang kinh tụng chân thành từng trang
Khói hương quyện cảnh mơ màng
Hư không là chiếc y vàng quấn thân

Thiền môn xưa sạch phong trần
Kim cang kinh khép trầm luân thoát rồi
Ta từ sanh tử về chơi
Ngồi trên chót đỉnh mỉm cười với trăng

Thân ta là giải đất bằng
Tâm ta là nước sông Hằng mênh mông
Tình ta là đóa hoa hồng
Ý ta là cả cánh đồng tâm linh

Còn đâu nữa Kim Cang kinh
Thiền môn biến mất mà mình vô ngôn
Bình minh về ngập hoàng hôn
Kêu lên một tiếng tỉnh hồn ngàn xưa
                   Huyền Không

31 nhận xét:

  1. Cái này lão đây xin ngồi chờ Lão Hòa thượng BuluKhin giảng giải . Những câu thế này:
    " Còn đâu nữa Kim Cang kinh
    Thiền môn biến mất mà mình vô ngôn
    Bình minh về ngập hoàng hôn
    Kêu lên một tiếng tỉnh hồn ngàn xưa"
    Cho dù có đọc tới đọc lui vài ba lần , cái đầu lão vẫn ...nghe tiếng ong bay vù vù thôi chi ST ơi ời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đưa bài ni lên cũng mong bác Bu sang luận bàn cho sáng tỏ. Nhưng lâu rồi nỏ thấy bác ý ghé qua nhà mình mô lão Tan à.
      Mình không chỉ mơ hồ về giáo lý nhà Phật mà cả bài thơ ni mình cũng mơ hồ luôn. Mình chỉ hiểu một cách bao quát rằng khi đã tu hành đạt đạo thì hồn người siêu thoát thanh thản nhẹ lâng; trí huệ sáng láng...không vướng bận chi mô. Thế thôi

      Xóa
    2. tan_ 262 bu tui có đôi lời về bài Đạt Đạo mời bạn đọc và có lời chỉ bảo thêm

      Xóa
  2. Em cũng được người ta tặng mấy cuốn mỏng mỏng, bảo về đọc đi, hiểu về nó thì tâm mình thanh thản. Nhưng đọc qua một lượt rồi để đó. Mù mờ lắm. Rồi ngày nhà chùa làm lễ, em cũng theo người ta đến, cũng quì và đọc.Nghe râm râm ran ran những a a a. Nhìn vào sách đọc không kịp. Chẳng hiểu sao mà các bà đọc thuộc làu làu như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi thì chị em mình cứ bảo nhau làm theo người xưa đã dạy : " Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa" Ta cứ tu tại gia cho tốt đã em hầy!

      Xóa
  3. Theo làm Phật mà chân ý thì con người ta chân thiện hơn...Song, muốn hiểu đạo Phật cũng phải dày công và đam mê nghiên cứu em à! Chị thờ Phật tại tâm thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cũng rất thích cái cách Phật giáo nói riêng và các đạo khác nói chung ở chỗ hướng con người ta tới cõi thiện chị à.
      Em cũng nghĩ mình cứ sống lành hiền lương thiện không làm điều ác với ai là đến gần với Phật rồi ạ

      Xóa
  4. Đức Phật nói " Ai theo ta sẽ không thành Phật , các người hãy đốt đuốc rồi tự tìm cho mình con đường riêng mà đi "
    Salam theo đạo Mẫu , bà xã gốc Huế nên theo đạo Phật thường hay mở kinh Phật để nghe . Đạo nào cũng thế thôi , Đạo Hồi , Đạo Phật , Đạo Công Giáo vvv thì cũng dạy con người lòng nhân nghĩa , bác ái , hướng con người đến Chân, Thiện , Mỹ . Phật tại tâm , trong tim mình có Phật thì có Phật đó cũng là niềm tin của mỗi người hướng tới . Tư tưởng trong Phật học cao siêu lắm không phải ai cũng lĩnh hội được đâu , Salam cũng đọc nhiều cuốn kinh Phật nhưng thấy khả năng không thể hấp thụ được , thôi thì cứ sống cho phải đạo mà hồi xưa cha mẹ dậy là được

    Nhặt hết khổ đau ở chốn này
    Quên đi thù hận của đời nay
    Thả theo dòng nước xuôi biển rộng
    Cho lòng thơ thái tựa hư không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi tu thành Phật thì khó lắm thay và cõi đời này dễ mấy ai theo được. Nhưng sống hướng thiện theo Phật dạy là điều mọi người nên làm SaLam nhể. Có điều tụi mình ứ theo Phật mà "diệt dục" nha

      Xóa
  5. Em sang thăm và đọc thôi,không dám lạm bàn.Em chép tặng chị bài thơ vừa mới viết trưa nay,khi đến thăm nhà bạn.Chúc chị an vui !
    LÃNG PHIÊU
    Cát bụi vào mơ đón nguyệt hồng
    Đêm dài trở giấc dậy hồn đông
    Thung thăng một cõi tình phiêu thực
    Phúng phát đôi bờ ý lãng không
    Chẳng hẹn đường mây vui cánh tưởng
    Thôi chờ vũ hội thỏa trời mong
    Dòng trôi nước biếc ngời vô tận
    Soi bóng phù du dưới đáy lòng
    Lý Đức Quỳnh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thơ em chị đọc thấy hơi hướng phiêu bồng thoát tục của cõi Phật rồi đó nha.
      Chúc em vui nhiều và sáng tác thơ ngày càng phiêu, càng siêu .
      Em viết khỏe lắm bọn chị vắt chân lên cổ cũng nỏ theo được mô.

      Xóa
  6. Thiền môn rộng lớn vô cùng
    Bước vào lạc giữa mênh mông Phật đài
    Tụng kinh ngộ lắm điều hay
    Dẫu không đạt đạo cũng đầy thiện tâm...

    Anh cũng không hiểu gì về thuyết nhà Phật lắm, nhưng vẫn biết đạo Phật là hướng về những điều tốt đẹp, từ bi bác ái... Vì thế khi đến Chùa hoặc tiếp xúc với Kinh kệ, Phật giáo khiến lòng mình trong sáng và thanh tịnh hơn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh bận chi mà hồi rày ít giao lưu bầu bạn thế ạ?
      Vâng em cũng nghĩ là đọc kinh niệm Phật sẽ thấy lòng thư thái hơn anh ạ. Nhưng đến một số chùa hiện nay thì chưa hẳn đã tìm được sự yên bình thư thái đâu anh. Vì một số nơi, chùa chiền đã biến thành chốn buôn thần bán thánh, rất xô bồ, nhộn nhạo đấy

      Xóa
  7. chị ơi, cốt lõi của kinh phật là tránh khổ bằng diệt dục. còn muốn thanh thãn hay còn muốn đạt đạo là còn dục vọng, như thế không bao giờ được thanh thãn đâu. chỉ có chẵng cần đạt đạo đạo tự nhiên thành.

    Trả lờiXóa
  8. Người đẹp Quỳ Hợp hối thúc bu sang nhà thơ NV Song Thu nói chuyện đạo Phật. Huhu… nói cái chi cụ thể thì còn được, chẳng hạn Tứ diệu đế là chi, Bát chánh đạo (con đường 8 nhánh) gồm những nhánh mô. Vì răng trong kinh Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh lại có bồ tát Quán Tự Tại, vị này có khác chi bồ tát Quán Thế Âm không…Vô bài đã hoảng hồn bởi cái tựa đề ĐẠT ĐẠO, giữa bài nói chuyện PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ, cuối bài là thơ của Huyền Không xúc cảm KINH KIM CANG.
    Thôi thì một liều ba bảy cũng liều, cứ nói dăm ba câu, có trật trệu thì nhờ các bác thức giả chỉ bảo thêm cho.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng cứ gì NT đâu, Song Thu đưa bài này ra cũng là mong muốn bác Bu sang khai mở cho về Phật giáo nói chung và bài thơ ni nói riêng đấy ạ.
      Thì Song Thu đã thú nhận là mình rất tơ lơm về lĩnh vực này zùi mà. Chẳng qua là bạn thơ ở đây mang tặng một bài thơ của Huyền Không nên đưa ra vậy thôi. Nhan đề bài thơ này là ĐẠT ĐẠO đấy ạ. Song Thu cũng không hỏi người bạn thơ kia lấy bài thơ từ đâu ra bác Bu ạ.
      Được bác sang đàm đạo về vấn đề này là thích rồi. Xin cám ơn bác.
      (Song Thu đang lên Hà Nội bế cháu nên cả hai vợ chồng chỉ mang theo một máy của ông xã thôi, ngại đăng xuất đăng nhập lại nên cứ để nguyên nink của ông xã nè. Mong bác Bu và mọi người thông cảm nha. Song Thu)

      Xóa
    2. hihi hóa ra bài thơ có tựa đề Đạt Đạo

      Xóa
  9. 1- ĐẠT ĐẠO
    Đạo có nhiều thứ nhưng ở đây chắc chắn là đạo Phật rồi. Bu tui chính thức biết có hai người tự nói ra mình Đạt Đạo đó là Thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn bên xứ Ấn Độ. Sau 6 năm mò mẫm tìm thầy học đạo, sau cùng ngài ngồi thiền 49 ngày đêm dưới gốc cây assatha và thành Phật, (từ đây cây assatha được gọi là cây Bồ đề tức sự giác ngộ). Người thứ hai là Trưởng Lão Thích Thông Lạc ở Tu viện Chơn Như,Trảng Bàng Tây Ninh. Về Thầy Thông Lạc có dịp bu tui nói thêm, riêng Thái tử Tất Đạ Đa thì sau đêm thứ 49 ngài đã ngộ được Tam minh (vắn tắt như sau): Trong canh đầu đêm ngài ngộ Túc mạng minh, nhìn thấy lại vô lượng kiếp trước của mình. Vào canh giữa ngài ngộ ra Thiên nhãn minh, thấy được luật nhân quả về nghiệp, theo đó thiện nghiệp đưa đến tái sinh cõi thiện, ác nghiệp đưa đến tái sinh cõi ác. Thấy được vũ trụ bao la mà quả đất con người đang sống chỉ là một hạt cát giữa hằng hà sa số các hành tinh. Sau cùng vào canh cuối khi chân trời đã hiện rõ ở phương đông, thái tử ngộ ra Lậu tận minh, tri kiến vể “Khổ” và “Tứ thánh đế” là những căn bản trong giáo lý của ngài.
    Ngài liền cất tiếng reo vang bày tỏ niềm cực lạc’
    “Giải thoát đạt vẹn toàn
    Đây là đời cuối cùng
    Không còn tái sanh nữa”
    Tốm tắt Đạt Đạo là: Giải thoát, chấm dứt sinh lão bệnh tử, chấm dứt luân hồi, tức chấm dứt khổ. Chưa rõ NV Song Thu đưa ra khái niệm ĐẠT ĐẠO là như thế nào đây.


    Trả lờiXóa
  10. 2- PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
    Phật thuyết Đại thừa Vô lượng thọ thì cũng chính là kinh Vô lượng thọ. Chắc chắn bạn sẽ đọc được câu mở đầu “Tôi nghe như vầy…”. Trừ kinh Pháp Bảo Đàn có lời giới thiệu là do Lục tổ Huệ Năng thuyết, số kinh Phật còn lại đều có mẫu câu mở đầu “Tôi nghe như vầy…”. Tại sao vậy? Theo Phật sử thì tôn giả A Nan là người đi theo đức Phật liên tục trong suốt 25 năm Phật thuyết pháp. A Nan lại có trí nhớ phi thường, không kém gì máy tính ngày nay, bởi vậy sau đức Phật nhập diệt, đại đệ tử Ca Diếp giao A Nan nói lại toàn bộ lời Phật thuyết. Ngày nay mẫu câu “Tôi nghe như vầy…” trong kinh Phật để chứng tỏ là kinh này do chính đức Phật nói ra được ngài A Nan kể lại. Với kinh Vô lượng thọ, cho dù có mẫu câu “Tôi nghe như vầy…” bu tui vẫn cho rằng không phải do đức Phất thuyết. Vì sao vậy? Vô lượng thọ là kinh ruột của phái Tịnh độ tông được lưu hành rộng rãi tại Tàu, Nhật Bản, và Việt Nam, do cao tăng Tàu - ngài Huệ Viễn (334 - 416 sau cn) sáng lập, lúc này Phật Thích Ca đã nhập diệt khoảng 800 năm. Cứ nghỉ xem, đức Phật đã được hỏa táng ngót 800 năm, làm sao sống lại để thuyết kinh Vô lượng thọ được. Tịnh Độ Tông là Phật giáo Đại thừa, mà khái niệm Đại thừa, Tiểu thừa, hoàn toàn không có trong thời đức Phật tại thế, nó chỉ xuất hiện sau thời đức Phật đã nhập diệt, vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Toàn bộ lời Phật thuyết mà ông A Nan nhắc lại chỉ có trong hệ kinh Nikaya, và kinh A Hàm đã được dịch ra tiếng Việt, bu tui dò tìm trong hai hệ kinh này tuyệt nhiên không thấy kinh Vô lượng thọ. Nhà nghiên cứu Phật học lỗi lạc EDWARD CONZE trong cuốn lược sử Phật giáo có nói: “ Những kinh điển chúng ta hiện có, có thể đã được biên soạn vào bất cứ thời điểm nào trong suốt 500 năm của thời kì đầu. …Không có một tiêu chuẩn khách quan cho phép chúng ta chọn ra được những phần nào trong số kinh điển này là do chính đức Phật nói ra”. Tiến sỹ Phật học, Thượng tọa Thích Nhật Từ có một pháp thoại được xem là mở đầu cuộc cách mạng Phật giáo. Ông cho rằng hiện nay đang tồn tại hệ thống Phật giáo Pháp môn và hệ thống Phật giáo Nguyên chất. Phật giáo Pháp môn do các tổ sau đức Phật sáng lập ra. Tịnh Độ tông của ngài Huệ Viễn là một trường hợp như thế. Để tìm lời Phật thuyết , mời bạn cóp dòng “BULUKHIN: TÌM LỜI PHẬT THUYẾT Ở ĐÂU” dán vào Google… Nói đến Tịnh Độ tông và kinh Vô lượng thọ thì dính đến đức Phật A Di Đà. Để biết ông này là ai mời bạn vào “BU LU KHIN: CHUYỆN TRÒ VỚI CATUL VỀ ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ”

    Trả lờiXóa
  11. 3- BÀI THƠ CỦA HUYỀN KHÔNG
    * Xin nói ngay bu tui được cái dốt thơ. Thơ là gì, thế nào là thơ hay, chính các nhà thơ thứ thiệt còn tranh luận chán chê từ hồi Kinh Thi xuất hiện trong đời nhà Hạ bên Tàu cho đến nay, khoảng 4000 năm. Thơ lại gắn với kinh Kim Cang nhà Phật thì sự khó tăng lên gấp bội. Bu tui cho là có hai kiểu thơ, thơ để hiểu và thơ để cảm. “Vì độc lập vì tự do, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” là thơ để hiểu của cụ Hồ phủ dụ dân chúng. “Mái gianh ơi hởi mái gianh, ngấm bao mưa nắng cho thành quê hương” là thơ để cảm của Trần Đăng Khoa. Đọc hai câu này lên thì anh quê nhà gianh, anh quê nhà ngói, anh quê vạn đò đều thấy thấm thía, gần gũi, yêu thương. Thế nhưng hỏi hiểu sao mà bảo hay thi ba anh nhìn nhau … không lý giải được liền. Lão Tan 262 đọc bốn câu " Còn đâu nữa Kim Cang kinh. Thiền môn biến mất mà mình vô ngôn. Bình minh về ngập hoàng hôn. Kêu lên một tiếng tỉnh hồn ngàn xưa" mà thấy “cái đầu lão vẫn ...nghe tiếng ong bay vù vù…” cũng na ná như ba anh nọ.
    * Kim cang là kim cương, loại vật liệu tuyệt cứng có thể cắt được pha lê, sắt thép…Kinh kim cang là thứ vũ khi tàn phá vô minh và vọng chấp ở chúng sinh. Kinh gồm 32 đoạn, 88 trang giấy A4, núm ruột của kinh này là câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” tạm thời để đó đã, vì nói thì vô hồi kì trận và trước hết là lạc đề.
    * Ngài Huyền Không đọc kinh Kim cang và rung động tận đến từng tế bào của thân xác và nói ra thành lời. Sự rung động này không chỉ do kinh Kim Cang mang đến trong phút chốc mà là toàn bộ giáo lý nhà Phật trong đó có Tánh không và loáng thoáng thuyết Trung Quán luận. Chư hành vô thường chư pháp vô ngã là câu đầu lưỡi của những ai theo Phật giáo. Vô là không. Không đây không phải là “không ngơ” (chữ của Hòa thượng Thích Thanh Từ) mà vẫn có nhưng có không thật, không tự tính.
    Nhà thơ NVSong thu có không? Có chứ, nhưng vào tích tắc nào trong cuộc đời nhà thơ chính là nhà thơ? Lấy tấm ảnh NV Song Thu khi ba tuổi đối chiếu với tấm ảnh ngày nay bạn đang là bà nội thì khác nhau quá xa. Khác nhau nhưng vẫn là bạn, vẫn là bạn mà không phải bạn...đấy là sự không thường hằng của kiếp người mà của cả vạn pháp. Theo nhà Phật con người ta được cấu tạo bởi Ngũ uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó sắc là vật chất cụ thể, còn những thọ tưởng hành thức là cái trừu tượng tạm thời chưa bàn đến. Sắc là thân xác gồm có tứ đại: đất, nước, gió, lửa. Đất là xương thịt (chết sẽ thành đất) nước gồm có máu và các chất lỏng khác, gió là hơi thở, lửa là thân nhiệt. Bốn yếu tố làm nên sắc là thân xác này thường xuyên thay đổi, vừa mới ra vừa bị hủy hoại (có thế cô bé ba tuổi với bà già không giống nhau mà cứ là một). Nhà Phật tính ra trong một ngày đêm con người ta thay đổi, tức chết đi sống lại tới 6.400.099. 980 lần, tính ra trong một giây đồng hồ 74.075 lần. Riêng cía chữ “lần” bu vừa gõ xong thì chính bu không còn là bu ban đầu nữa mà đã có gần 80.000 lần thay đổi, vậy bu là ai trong số 80.000 lấn ấy. Thuyết 12 nhân duyên chứng minh rằng vạn pháp trên thế gian không sinh không diệt tất cả đều là giả hợp. Bu có được do có bố mẹ sinh ra, bố mẹ do ông bà sinh ra, cứ tính ngược hoài như vậy thì bắt đầu bu tui là ai, là cái gì, chịu! Cũng chính vì thế mà kinh Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh có câu “Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát nhã ba la mật đa , Ngài soi thấy năm uẩn đều không , liền qua hết thảy mọi khổ ách”.
    * Tác giả Huyền không cũng soi thấy ngũ uần đều không:, “Hư không là chiếc y vàng quấn thân”, rồi vũ khi hạng nặng để công phá vô minh và vọng chấp cũng không luôn “Còn đâu nữa Kim Cang kinh”. Khi nhận thức được cái tính không, tác giả cũng ngộ ra “Thiên nhãn minh”, thấy ta đã từng sinh tử vô vàn trong tiền kiếp, hôm này về rong chơi trên cõi ta bà “Ta từ sanh tử về chơi” rồi luân hồi đi tiếp “Tình ta là đóa hoa hồng Ý ta là cả cánh đồng tâm linh”.
    * Là anh dốt thơ đi bình thơ Phật chắc là không như ý nhà thơ NV Song Thu rồi, biết răng được, bạn đọc tạm vậy nhé.




    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Song Thu ngộ ra nhiều điều từ lời bàn của bác đấy ạ. Cứ như Song Thu hiểu thì nó rất chung chung thôi chứ không tỷ mỷ cụ thể như ri mô bác Bu ơi...

      Xóa
  12. Hehe máy nó bắt ngắt ra nhiều đoạn phải nghe nó vậy

    Trả lờiXóa
  13. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lão Hòa thượng đã bỏ ra một thời gian kha khá để mọi người biết chút ít về tiếng vù vù...Ong bay trong bài thơ - mà lão làm đại diện có ý kiến. ( Nhấn manh lại là đại diện chứ không phải là đại tiện ).
    - Lão rất thích cách tiếp cận thuyết Phật để giải mã từ bài thơ trên cũa bác Bu. Kiến thức là mênh mông và đạo phật cũng gần như thế. Nhưng trong phạm vy này , bác đã rao giảng cho những phật tử i tờ như lão hiểu là quá giỏi. Khi đọc bài thơ nầy , lão đang ở km số o , bi giờ nhích thêm và ra khỏi con số oái oăm đó rồi nhé bác. Ra khỏi số o bao nhiêu không cần biết , nhưng đó là sự vận động qua tác động trực tiếp từ bài viết của lão Hòa thượng là hay và tốt lắm rùi.
    Phần 3 với cách viết thực tế vận vào sự việc, cuộc sống , chinh phục những người khó tiếp thu như lão. Bi giờ lão phải vào google để xem tiếp 2 bài của bác giới thiệu vì lão cũng mù tịt mà lâu nay chưa biết hỏi ai. Không chừng , đọc xong mấy bài về thuyết phật của lão Hòa thượng , sáng mai lão đi ...cạo trọc đầu cũng nên. Dám lắm chứ.
    Xin lần nữa cảm ơn sự nhiệt tình đến là cảm động của Lão Hòa thượng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão ơi, rất nên đọc Phật Giáo, nhưng đọc có hệ thống và biết chọn lọc, đọc mà không giáo điều. Lão nên vô đọc mấy bài bu giới thiệu, cũng nên đọc Phòng Vấn Đương Tăng của bu.

      Xóa
    2. Rất nể phục bác Bu về cả nhiệt tình và chân thành. Có những điều trong mấy lời com trên của bác em cũng nghe mấy chị đọc sách nhà Phật nói rồi, nhưng diễn giải thấu đáo như bác thì chưa. Cảm ơn bác Bu nhiều nhiều!

      Xóa
    3. Nên nhớ rằng Phật giáo phát triển qua ba giai đoạn:
      Gđ 1: Sơ kỳ Phật giáo giải thích Pháp Tứ đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, cho đấy là chân lý, như thế là còn nằm trên hình thức, còn sa vào nhị nguyên: Có và không, Thiện hoắc ác...
      Gđ 2: Trung Kỳ Phật giáo nói về lý Tánh không, tức lý Bát nhã
      Gđ 3: Hậu kỳ Phật giáo nói về lý Chân không diệu hữu

      Đa số sách Phật giáo có bản ở các nhà sách là sách phổ thông nói về Gđ 1, Hiểu cho được đã quá khó rồi. Bu tui tiếp chuyện nhiều nhà sư mới thấy các thầy học truyền khẩu. Đụng đên lý Bát nhã, đụng đến Nhị nguyên Nhất nguyên là lúng túng liền.
      hihi

      Xóa
  14. Tu đâu cho bằng tu nhà
    Hương hoa phụng cúng cũng là chơn tu
    NAM MÔ NIỆM PHẬT DI ĐÀ sư cụ ST ạ

    Trả lờiXóa
  15. Chúc bạn ngày 20.10 thật vui vẻ, hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  16. Cám ơn bác Bu, bạn Ngọc Liên đã gửi tới Song Thu những lời chúc tốt đẹp ạ
    Cám ơn anh Ngọc Dũng, em Mãn, bạn NHAMY đã ghé thăm, đọc bài và chia sẻ. Mong mọi người thông cảm vì hồi này Song Thu bận chút việc riêng nên không thể qua đáp lễ kịp thời được

    Trả lờiXóa