(Lang thang trên mạng, tôi gặp bài viết này trên trang faceboook của bạn tôi. Càng đọc càng cảm thấy thú vị vì hình ảnh người lính cũng như tình đồng đội của họ. Và nhất là thấy chất văn của lính nó mộc mạc giản dị vô cùng mà lại có sức lay động tâm can ta đến lạ. Tôi bồi hồi nhớ lại những bức thư của bạn tôi gửi cho tôi thời chống Mỹ và lại bập bõm nhớ đến lời của một bài hát:
" Thư của lính không hương nồng nàn không nét thơ đa tình...Thư của lính ba lô làm bàn nên nét viết không ngay...Nhưng thư của lính thư viết giữa rừng cây lúc nhớ em thật đầy..."
Nhân dịp kỉ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ, tôi xin đăng bài viết này lên mời anh, chị, em và bạn bè blog đọc để thưởng thức thêm chất văn của lính và hiểu thêm về hình ảnh người lính cũng như tình đồng đội nói riêng và tình cảm cao đẹp của họ với cuộc đời, con người và nghệ thuật nha)
THỜI TRAI TRẺ HÀO HOA.
**************
Tôi và Khuất Duy Hoan- lính d76
Bây giờ già rồi nghĩ lại thấy bao nhiêu điều cần cám ơn số phận. Số
phận cho mình vui buồn khổ ải và cũng có lúc vinh quang. Đời chả ai qua
được chữ may mắn. Mình chả giỏi hơn được ai chỉ là nhờ may mắn mà còn
đến bây giờ, còn lại nguyên là mình chứ bao đồng đội giỏi giang hơn mình
họ lại chết trẻ quá. Tôi và Hoan là thế. Cũng như bạn bè còn lại ở lứa
cùng nhập ngũ với nhau hồi d76 đều may mắn mà thôi.
Gặp nhau trưa nắng 15/9/1972 ở rừng cọ Phú Lương. Áo quần học trò thay ra khoác vào bộ quân phục thùng thình nhìn nhau cười. Nụ cười thằng nào cũng có nước mắt. Tôi nhìn thấy Hoan cao lêu nghêu da trắng môi đỏ và răng khểnh. Cảm tình đầu tiên là nó không gọi bạn bè là mày tao. Nó ăn nói rất chi mô phạm. Cái cười của nó rất hiền. Mỗi khi cười là như có điều muốn nói với mình. Tối hôm ấy về đại đội ở Thượng Đình Phú Bình hai thằng lại vào cùng trung đội. Từ ấy suốt 4 năm sau chúng tôi ở cùng nhau cho đến lúc tôi ra bắc nó còn ở lại quân đội và đi hết cuộc đời vẫn làm bộ đội.
THời chúng tôi, đời bộ đội thì chỉ có việc là đi đánh nhau. Ấy thế mà cũng có lúc chúng tôi làm VĂN NGHỆ. Sự văn nghệ của chúng tôi ai oán lắm. Quân đội ta tài thật đấy, họ động viên lính tráng giỏi ơi là giỏi. Ai chưa từng ở chiến trường thì không thể hiểu một bài hát, hay một vở chèo, một màn tấu vui ở rừng nó có tác dụng lớn lao với người lính sắp xuất kích đến cỡ nào. Ba mùa mưa ở Tây Nguyên là ba mùa chúng tôi cùng viết bài hát cùng dựng hoạt cảnh chèo để diễn cho nhau xem. Diễn xong ngày mai lại đi vào trận. Sau mùa mưa lại vài thằng chết lại nhặt thằng khác làm diễn viên. Diễn viên và khán giả toàn cùng đại đội tiểu đoàn với nhau, biết thừa tiếng súng của nhau nên đồng cảm lắm. Có một điều đặc biệt, thằng nào làm văn nghệ mà hèn nhát đồng đội nó không nghe, thằng nào lên hát trước anh em là phải là thằng phải tự tin về bản lĩnh chiến trận của mình. Tôi và Hoan chả bao giờ e ngại vì chúng tôi đều là A trưởng cứng ở đơn vị.
Khổ lắm, nghĩ lại thấy sự hẹp hòi từ xa xưa của loài người đã có rồi. Cứ đi văn nghệ một tháng về là mọi thứ làm lại từ đầu. Cảm tình đảng thì lại phấn đấu cảm tình lần nữa. Nhưng bản năng trong máu là lạc quan không sợ khổ thì nó lại cứ hiện lên. Bao nhiêu lần hành quân chiến dịch hay cả khi tăng gia làm nương tự túc ở Tây nguyên tôi viết bài hát cho Hoan hát . Tôi làm thơ Hoan thuộc trước rồi ngâm thơ tôi cho tôi nghe. Nằm ôm nhau dưới hầm nghe nó hát mà thấy mình cũng đáng sống.
*****
Mùa mưa năm 1974. Sau trận đánh đồi CỦ LẠC. Một hôm nó cho tôi xem chiến lợi phẩm. Một cái khăn quàng nữ móc bằng sơi chỉ và nhuôm tím bằng thuốc pháo sáng. Tôi nhớ lúc ấy nó nâng niu cái khăn và nói:
- Nếu ngày hòa bình còn sông mà được ra bắc, qua cầu Bến Hải người phụ nữ đầu tiên tao gặp sẽ là người tao tặng cái khăn này.
Cuộc chiến ác liệt suốt đến ngày hòa bình ba lô của Hoan không còn. Nhiều thứ kỉ niệm không còn nữa nhưng với tôi ánh mắt của nó và giọng nói chìm trong mưa hôm ấy thì còn mãi đến bây giờ. Người như nó không thể làm điều ác. Người như nó dũng cảm bao nhiêu thì cũng dễ khóc bấy nhiêu.
Đẹp trai hào hoa và chiến công đầy mình mà nó cứ bẽn lẽn như con gái khi tiến vào Sài Gòn. Đêm đầu tiên ở Sài Gòn nó ở gần tôi bên khu đại học Kiến Trúc. Bao nhiêu cô gái thích nó. Bao nhiêu của nả nó chả nhặt cái gì. Nó mang về Củ Chi tặng tôi một cái an bum nhấp nháy mặc dù tôi cũng có rồi.
NHững ngày sống ở Đồng Dù tôi với nó ngủ kề với nhau trên đội Tuyên văn Sư đoàn. Nhắc lại chuyện một mình nó đóng hai vai chèo nó lại khóc. Chiều chiều hai thằng ngồi ở chân cột cờ Tổng hành dinh sư đoàn 25 TIA CHỚP NHIỆT ĐỚI nhìn núi Bà Đen mơ ngày về miền bắc đi học tiếp. Tôi ra bắc cuối tháng 10 năm 1975. Nó ở lại đơn vị. Nó viết thư cho tôi
“ Mày lên xe rồi tao chạy về phòng đóng cửa và khóc một mình, tao khổ sở mỗi khi nhìn những dòng chữ viết của mày trên cánh cửa Luân ơi..”
CHúng tôi đổi võng cho nhau. Nó dùng võng tôi, tôi mang võng của nó ra bắc. Gần nửa thế kỉ rồi tôi vẫn nhớ ở góc võng nó viết bằng bút bi “ Duy Hoan”.
***
Cuộc chiến tranh bắt buộc đưa nó và bao đứa bạn tôi sang Thốt nốt. Từ tháng 10/1977 đến 6/1979 nó đánh nhau ngót trăm trận. Cuối năm 1979 nó về Hà nội tìm tôi. Nó là quyền Trung đoàn trưởng 64 f320. Cái xe dép đỏ ngầu bụi và nó cũng ngầu sương ngầu gió. Hai thằng ôm nhau và lại ngủ với nhau đêm Hà nội đói meo với cuộc sống học viên chính trị của tôi.
45 năm nay chúng tôi là bạn của nhau cũng như thằng Sỹ thằng Thịnh thằng Tiêu thằng Dương, chúng tôi vẫn mày tao và hiểu nhau tơ tóc. Nó làm Phó Tư lệnh quân đoàn thằng Sỹ làm Viện trưởng, thằng Tiêu làm Giám đốc Sở , thằng Thịnh làm phó ban TC đại học. Thằng Dương và tôi giám đốc Xí nghiệp bé bằng ngon tay, Ồn ào vẫn chỉ tao mày. Ở Hà nội chỉ độ 3 tuần không gặp nhau là thấy lâu lắm. Gặp nhau rồi uống bia nhậu bằng khuôn mặt nhau để thấy mình lại là mình.
Chúng tôi là lính d76.
Luân và Hoan đi về chiến trường xưa
22-7-2017
( Song Thu sưu tầm)
Gặp nhau trưa nắng 15/9/1972 ở rừng cọ Phú Lương. Áo quần học trò thay ra khoác vào bộ quân phục thùng thình nhìn nhau cười. Nụ cười thằng nào cũng có nước mắt. Tôi nhìn thấy Hoan cao lêu nghêu da trắng môi đỏ và răng khểnh. Cảm tình đầu tiên là nó không gọi bạn bè là mày tao. Nó ăn nói rất chi mô phạm. Cái cười của nó rất hiền. Mỗi khi cười là như có điều muốn nói với mình. Tối hôm ấy về đại đội ở Thượng Đình Phú Bình hai thằng lại vào cùng trung đội. Từ ấy suốt 4 năm sau chúng tôi ở cùng nhau cho đến lúc tôi ra bắc nó còn ở lại quân đội và đi hết cuộc đời vẫn làm bộ đội.
THời chúng tôi, đời bộ đội thì chỉ có việc là đi đánh nhau. Ấy thế mà cũng có lúc chúng tôi làm VĂN NGHỆ. Sự văn nghệ của chúng tôi ai oán lắm. Quân đội ta tài thật đấy, họ động viên lính tráng giỏi ơi là giỏi. Ai chưa từng ở chiến trường thì không thể hiểu một bài hát, hay một vở chèo, một màn tấu vui ở rừng nó có tác dụng lớn lao với người lính sắp xuất kích đến cỡ nào. Ba mùa mưa ở Tây Nguyên là ba mùa chúng tôi cùng viết bài hát cùng dựng hoạt cảnh chèo để diễn cho nhau xem. Diễn xong ngày mai lại đi vào trận. Sau mùa mưa lại vài thằng chết lại nhặt thằng khác làm diễn viên. Diễn viên và khán giả toàn cùng đại đội tiểu đoàn với nhau, biết thừa tiếng súng của nhau nên đồng cảm lắm. Có một điều đặc biệt, thằng nào làm văn nghệ mà hèn nhát đồng đội nó không nghe, thằng nào lên hát trước anh em là phải là thằng phải tự tin về bản lĩnh chiến trận của mình. Tôi và Hoan chả bao giờ e ngại vì chúng tôi đều là A trưởng cứng ở đơn vị.
Khổ lắm, nghĩ lại thấy sự hẹp hòi từ xa xưa của loài người đã có rồi. Cứ đi văn nghệ một tháng về là mọi thứ làm lại từ đầu. Cảm tình đảng thì lại phấn đấu cảm tình lần nữa. Nhưng bản năng trong máu là lạc quan không sợ khổ thì nó lại cứ hiện lên. Bao nhiêu lần hành quân chiến dịch hay cả khi tăng gia làm nương tự túc ở Tây nguyên tôi viết bài hát cho Hoan hát . Tôi làm thơ Hoan thuộc trước rồi ngâm thơ tôi cho tôi nghe. Nằm ôm nhau dưới hầm nghe nó hát mà thấy mình cũng đáng sống.
*****
Mùa mưa năm 1974. Sau trận đánh đồi CỦ LẠC. Một hôm nó cho tôi xem chiến lợi phẩm. Một cái khăn quàng nữ móc bằng sơi chỉ và nhuôm tím bằng thuốc pháo sáng. Tôi nhớ lúc ấy nó nâng niu cái khăn và nói:
- Nếu ngày hòa bình còn sông mà được ra bắc, qua cầu Bến Hải người phụ nữ đầu tiên tao gặp sẽ là người tao tặng cái khăn này.
Cuộc chiến ác liệt suốt đến ngày hòa bình ba lô của Hoan không còn. Nhiều thứ kỉ niệm không còn nữa nhưng với tôi ánh mắt của nó và giọng nói chìm trong mưa hôm ấy thì còn mãi đến bây giờ. Người như nó không thể làm điều ác. Người như nó dũng cảm bao nhiêu thì cũng dễ khóc bấy nhiêu.
Đẹp trai hào hoa và chiến công đầy mình mà nó cứ bẽn lẽn như con gái khi tiến vào Sài Gòn. Đêm đầu tiên ở Sài Gòn nó ở gần tôi bên khu đại học Kiến Trúc. Bao nhiêu cô gái thích nó. Bao nhiêu của nả nó chả nhặt cái gì. Nó mang về Củ Chi tặng tôi một cái an bum nhấp nháy mặc dù tôi cũng có rồi.
NHững ngày sống ở Đồng Dù tôi với nó ngủ kề với nhau trên đội Tuyên văn Sư đoàn. Nhắc lại chuyện một mình nó đóng hai vai chèo nó lại khóc. Chiều chiều hai thằng ngồi ở chân cột cờ Tổng hành dinh sư đoàn 25 TIA CHỚP NHIỆT ĐỚI nhìn núi Bà Đen mơ ngày về miền bắc đi học tiếp. Tôi ra bắc cuối tháng 10 năm 1975. Nó ở lại đơn vị. Nó viết thư cho tôi
“ Mày lên xe rồi tao chạy về phòng đóng cửa và khóc một mình, tao khổ sở mỗi khi nhìn những dòng chữ viết của mày trên cánh cửa Luân ơi..”
CHúng tôi đổi võng cho nhau. Nó dùng võng tôi, tôi mang võng của nó ra bắc. Gần nửa thế kỉ rồi tôi vẫn nhớ ở góc võng nó viết bằng bút bi “ Duy Hoan”.
***
Cuộc chiến tranh bắt buộc đưa nó và bao đứa bạn tôi sang Thốt nốt. Từ tháng 10/1977 đến 6/1979 nó đánh nhau ngót trăm trận. Cuối năm 1979 nó về Hà nội tìm tôi. Nó là quyền Trung đoàn trưởng 64 f320. Cái xe dép đỏ ngầu bụi và nó cũng ngầu sương ngầu gió. Hai thằng ôm nhau và lại ngủ với nhau đêm Hà nội đói meo với cuộc sống học viên chính trị của tôi.
45 năm nay chúng tôi là bạn của nhau cũng như thằng Sỹ thằng Thịnh thằng Tiêu thằng Dương, chúng tôi vẫn mày tao và hiểu nhau tơ tóc. Nó làm Phó Tư lệnh quân đoàn thằng Sỹ làm Viện trưởng, thằng Tiêu làm Giám đốc Sở , thằng Thịnh làm phó ban TC đại học. Thằng Dương và tôi giám đốc Xí nghiệp bé bằng ngon tay, Ồn ào vẫn chỉ tao mày. Ở Hà nội chỉ độ 3 tuần không gặp nhau là thấy lâu lắm. Gặp nhau rồi uống bia nhậu bằng khuôn mặt nhau để thấy mình lại là mình.
Chúng tôi là lính d76.
Luân và Hoan đi về chiến trường xưa
22-7-2017
( Song Thu sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét