( Ảnh được lấy từ mạng và chỉ có tính chất minh họa)
Hò hẹn mãi, thế rồi, sau ngót chục năm trời rời xa mái trường Đại học, tôi mới quyết định dứt ra khỏi công việc để đến chơi với Hà. Từ mấy ngày trước khi đi, tôi đã phải lo toan thu xếp mọi công việc gia đình, nào kho nồi cá, nhặt mấy thứ rau cho từng bữa, làm ít chả chìa rồi lại còn mua các thứ hoa quả để chồng con ăn bữa phụ cho đủ mấy ngày. Mọi việc tưởng như đã hoàn tất, đâu vào đấy. Thế mà, tối hôm trước ngày đi tôi vẫn cứ loay hoay cất cái nọ, bỏ cái kia, dặn dò chồng con hết thứ này đến thứ khác khiến ông xã tôi phải phì cười rồi bắt chước cụ cố Hồng trong SỐ ĐỎ của Vũ Trọng Phụng mà rằng: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”
Sáng sớm hôm sau, tôi khăn gói
lên đường để đến thăm người bạn từng “con chấy cắn đôi” trong suốt bốn năm Đại
học. Tôi với Hà cùng là nữ sinh tỉnh lẻ,
lại con nhà nghèo nên dễ gần gũi, đồng cảm với nhau hơn. Tôi ở vùng chiêm trũng Hưng Yên còn Hà ở tận vùng
rừng núi Sơn Động Bắc Giang xa ngái . Ra trường, tôi ở lại Hà Nội tìm việc làm
rồi lập gia đình. Riêng Hà, dù tốt nghiệp
vào loại khá cứng nhưng không ở lại Hà Nội bươn chải và chờ cơ hội tìm
việc làm như nhiều bạn cùng trang lứa mà
xin về công tác tại quê hương. Về quê, Hà cũng không tìm việc ở một cơ
quan nào trong huyện mà lại về công tác tại xã mình.
Tuy xa cách nhau hàng trăm cây
số lại bộn bề công việc nhưng chúng tôi vẫn thông tin thăm hỏi nhau thường
xuyên nên ít nhiều cũng nắm được tình hình của nhau. Có lần Hà kể, mình về làm
việc ở xã, nhiều người trong làng, trong xóm xì xào bàn tán: “Tưởng học xong đại học thì đi làm ông nọ bà
kia chứ lại về làm cái chân phụ nữ xã thì cần gì phải học cao thế”. Ngay
cả mẹ mình cũng phàn nàn : “ Con không
xin được việc ở đâu hay sao mà lại về làm thế này”?
Tôi bảo: “ sao cậu không giải thích cho mẹ
hiểu”? Hà nói, “ có giải thích thêm mẹ cũng không chấp nhận được đâu, cho nên
mình cứ lặng lẽ mà quyết tâm làm theo ý của riêng mình. Mình tin rằng rồi mọi
người sẽ hiểu”.
Giờ thì Hà đã trở thành bà Chủ
tich xã được mọi người tin yêu quý mến lắm. Càng nghĩ tôi càng thấy cảm phục
trước ý chí, nghị lực và cả sự lựa chọn không giống ai ấy của bạn mình. Cho nên
suốt mấy tiếng đồng hồ ngồi trên xe tôi cứ cố mường tượng ra cảnh gặp bạn cũ,
gặp một bà chủ tịch xã mà chẳng thể hiểu nó sẽ diễn ra như thế nào? Liệu Hà có
cứng nhắc, lạnh lùng như những bà Chủ tịch phường mỗi lần tôi cần gặp không?
Hay bạn sẽ vẫn điềm đạm mà thân tình, nghiêm túc mà cởi mở, lặng lẽ mà chu đáo
như chúng tôi đã từng sống bên nhau suốt thời sinh viên?
Vừa xuống xe, đang ngơ ngác ngóng
nhìn thì Hà đã xuất hiện, ôm chầm lấy tôi và nhỏ nhẹ: “ Lan lên đây thật rồi,
vẫn trắng trẻo và trẻ trung quá”! Tôi
cũng ôm chặt bạn rồi lại đẩy ra nhìn ngắm như cố tìm cái nét oai oai lành lạnh
của bà Chủ tịch như tôi vẫn nghĩ, nhưng tuyệt nhiên không thấy. Vẫn một cô bạn
mộc mạc như ngày nào. Có khác chăng là trông chững chạc hơn, chắc lẳn hơn và
nước da cũng săn chắc khỏe khoắn hơn thời sinh viên. Hà nhấc chiếc va ly du
lịch của tôi đặt lên trước xe rồi bảo tôi lên xe để ra quán ăn chút gì đã. Tôi
giãy nảy, “ mình đã ăn sáng rồi, giờ sắp tới nhà cậu còn ăn uông chi nữa, về nhà ăn một thể đi”.
Hà vẫn nhẹ nhàng: “ Không đơn giản vậy đâu bạn ơi, phải mấy tiếng nữa mới tới
nhà đấy, không nạp đủ năng lượng thì không về đến nhà được đâu”. Tôi ngơ ngác: “
Sao bảo nhà cậu cách bến xe có mười lăm , mười sáu km thôi mà đi chậm cũng chỉ
mất ba mươi phút chứ mấy nỗi”?
- Đúng là chỉ cách đây 16 cây
số thôi nhưng đường rừng chứ có phải đường thành phố đâu bạn ơi
Ăn xong, Hà chở tôi về. Đường
rừng vừa ngoằn ngoèo, đèo dốc lại vừa lầy lội, chiếc xe cứ nhích từng chút chậm
như rùa bò. Nếu không vững tay lái chắc đổ kềnh luôn. Tôi ngồi sau cứ ôm chặt
lấy lưng Hà và chẳng dám trò chuyện vì sợ Hà mất tập trung. Phải hơn hai tiếng
sau mới về đến nhà Hà, tôi thở phào nhẹ nhõm sau những giờ căng thẳng vừa qua.
Hai đứa nhỏ nhà Hà reo ầm lên : “ A mẹ về rồi” và chào tôi rõ to: “ Cháu chào
cô Lan ạ” . Chồng Hà ở nhà trong bước ra thân mật: “ Hai chị em đi vất vả lắm đúng không. Anh bảo để anh đi đón
cô nhưng Hà không chịu, cứ giành đi bằng được. Thôi hai chị em vào tắm táp đi”.
Tự nhiên tôi có cảm giác thân tình, ấm cúng đến lạ, dù lần đầu tiên đến nhà
bạn. Tôi chắc chắn là Hà đã kể nhiều về tôi với chồng con nên mới gặp mặt mọi
người đã xem tôi như người nhà rồi.
Đêm đó, Hà để hai con ngủ với
bố chúng còn tôi và Hà nằm cùng nhau. Hà ôm chặt tôi vào lòng và rủ rỉ,” mình
sống lại một đêm sinh viên nhé”. Hai đứa cứ ôm nhau, thầm thì to nhỏ gần hết
đêm luôn. Chúng tôi kể cho nhau nghe về những gì mình đã nếm
trải trong hơn chục năm qua. Hà vẫn nhỏ
nhẹ và thân mật như ngày nào. Nhưng cũng từ cái giọng nhỏ nhẹ đến thân
thuộc ấy tôi đã nhìn thấy từng trang đời của Hà được mở ra,
thấy rõ cái động cơ nào đã kéo Hà về với vùng quê xa xôi hẻo lánh này. Chả là,
mẹ Hà gầy yếu lắm nhưng phải cố sinh đến bốn mặt con mà vẫn không tòi ra được
một cậu ấm để nối dõi tông đường. Bố Hà buồn rồi lao vào cờ bạc, rượu chè và
thường xuyên mắng mỏ, đánh đập vợ con. Chị em Hà hãi bố cứ nen nét như rắn mồng
năm đã đành mà mẹ Hà cũng không dám hé răng điều gì vì bà luôn mặc cảm mình là
người có lỗi do không sinh được con trai cho chồng. Cứ như vậy, những trận đòn
tăng dần theo năm tháng và theo sự nhẫn nhịn của bà, làm cho sức bà đã yếu càng
yếu thêm. Những vết bầm tím trên mặt, trên lưng bà ngày càng nhiều hơn. Chị em
Hà thương mẹ lắm nhưng chẳng dám nói gì
vì hãi bố. Nhưng con giun xéo mãi cũng quằn. Một lần, thấy bố quấn tóc
mẹ vào tay rồi cứ thế dập đầu bà vào tường, Hà xông ra giằng tay bố, đẩy ra rồi
thét lên: “Con ghét bố, bố ác lắm”. Ông ngớ ra vì bất ngờ, rồi lao vào tát Hà
túi bụi. Thương con, mẹ Hà đã dang tay ra đỡ đòn cho Hà và hét lên: “ con chạy đi mau lên không thì chết đòn đấy”!Đang
hăng máu và tức tối, bố Hà vớ thanh củi gộc vụt xuống trúng cánh tay đang dang
ra của mẹ Hà làm bà gãy tay. Mấy mẹ con kêu khóc ầm ĩ. Hàng xóm chạy sang và
đưa bà đi viện. Sau lần ấy, chị em Hà càng xa lánh bố hơn. Còn mẹ Hà càng lầm lũi lạnh lùng và không bắt chuyện cùng bố
nữa. Bố ít quát tháo hơn và hầu như không đánh mắng mẹ con Hà như trước nhưng
không khí gia đình cứ nặng nề đến nghẹt thở. Rồi do chán cảnh sống gia đình hay
do khát con trai nối dõi sao đó, bố Hà đã cùng với một người lỡ thì bỏ làng vào
tận miền Nam
sinh sống. Năm mẹ con đùm dúm cùng nhau và cuộc sống cũng ổn định, khấm khá dần
lên cùng với sự trưởng thành khôn lớn của bốn chị em Hà.
Càng lớn, Hà càng hiểu ra rằng những người phụ
nữ ở quê Hà nhẫn nhịn giỏi lắm và cũng chính vì sự nhẫn nhịn ấy mà họ khổ lắm.
Không chỉ có mẹ Hà bị chồng hành hạ mà nhiều người khác cũng luôn bị chồng mắng
mỏ, đánh đập mà họ vẫn cắn răng chịu đựng. Họ thường bảo nhau: “ xấu chàng hổ
ai”. Có lần Hà còn nghe họ nói: Thôi thì nhịn đi cho mọi sự êm xuôi chứ làm vỡ
lở mọi chuyện ra rồi chồng lại bỏ đi như nhà bà Hoan ( tên mẹ Hà) ấy chứ ích
gì. Cái kiếp đàn bà như hạt mưa sa, phải sao chịu vậy âm thầm rồi mọi sự cũng
qua ấy mà”. Hà không chấp nhận được những suy nghĩ ấy nhưng lại không đủ lý lẽ
để phản bác và cũng chẳng dám phản bác. Thế rồi , ngày tháng thoi đưa, Hà học
hết cấp 3 và là người đầu tiên của xã đỗ vào đại học. Học Đại học luật đã giúp
Hà hiểu rõ hơn về luật hôn nhân và gia đình, về quyền bình đẳng giới …Từ đấy,
Hà đã nuôi một quyết tâm phải về công tác tại quê nhà để giúp cho những người
phụ nữ của quê hương làm chủ cuộc đời mình, sống bình đẳng thật sự với chồng,
với nam giới nói chung. Vì thế, Hà hào hứng trở về quê hương và xin hoạt động
cho phong trào phụ nữ của xã nhà. Các cán bộ xã mừng rơn và chấp nhận ngay.Một
phần vì thấy có con em của quê hương học đại học lại về công tác ở xã, một mặt
họ cũng muốn xem xem cái con bé “ngựa non háu đá này sẽ làm việc ra sao?” Hà
bắt tay vào việc với ý nghĩ “ nói phải
củ cải cũng nghe”. Với tâm lý tự tin
mình chỉ làm điều tốt cho những người phụ nữ thôi chứ có làm gì sai quấy
đâu nên chắc chắn là sẽ được mọi người ủng hộ và công việc sẽ thuận lợi
lắm. Nhưng mọi việc không đơn giản như
Hà Nghĩ. Những người phụ nữ bị chồng bạo hành lại chẳng ai muốn nói ra. Thậm
chí bị đánh sưng tím chân tay, mặt mũi, cán bộ phụ nữ muốn họ hợp tác để phê
phán người chồng thì họ không dám phê phán đã đành lại còn không dám nhận là bị
chồng đánh mà cứ đổ thừa do mình sơ ý nên bị ngã mới khổ chứ. Không lẽ bó tay.
Hà ngày đêm suy nghĩ, tìm cách tháo gỡ. Bước đầu là Hà tìm đến những phụ nữ có
uy tín trong từng thôn xóm rồi những phụ nữ trẻ có học vấn hết cấp 2 hoặc đã
học dở cấp 3 rồi ở nhà làm ruộng và lập gia đình, nhất là những chị em có gia
cảnh tương đối thuận hòa đầm ấm để tâm sự với họ, nhờ họ góp ý kiến về cách làm
sao để mọi phụ nữ trong thôn trong xã biết cách xây dựng gia đình hạnh phúc.
Sau đó Hà thành lập các tổ phụ nữ thôn, tạo ra những sinh hoạt nền nếp, vui vẻ.
Dần dần đưa những tài liệu về luật hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới
đến với chị em để nâng cao nhận thức cho mọi người. Rồi tổ chức những buổi nói chuyên,
trao đổi về cách tổ chức gia đình bình đẳng hạnh phúc. Từng chút từng chút một
như kiểu mưa dầm thấm lâu. Dần dà mọi người đã hiểu ra, hạnh phúc là do mình
xây đắp nên. Họ đã biết cách sống nhẹ nhàng ngọt ngào nhưng cũng kiên quyết hơn
với chồng. Mặt khác, Hà cũng phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác như
:đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh… để tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức cho các bậc tu my nam tử về trách nhiệm của người chồng,
người cha, người ông trong gia đình; giúp họ từ bỏ dần những thói quen có hại như cờ bạc, rượu chè
quá đà. Đối với những người đang ở độ tuổi lao động, Hà lại kết hợp với bên
chính quyền giúp họ học hỏi thêm kinh nghiệm sản xuất vườn đồi, kinh nghiệm
chăn nuôi gia súc, gia cầm từ những nơi khác để nâng cao kinh tế gia đình…Cứ
từng bước như thế. Cứ gắn bó với mọi người, sâu sát với công việc, cứ mềm mỏng
hòa giải từng vụ việc trong các gia đình còn mâu thuẫn Hà đã chiếm được niềm
tin yêu nể trọng của mọi người dân trong từng thôn xóm và với cả các cấp lãnh
đạo của xã, của huyện nữa.
Giờ thì phong trào phụ nữ của
xã Hà đã đứng đầu trong toàn huyện, toàn tỉnh không chỉ về văn nghệ, văn hóa
dưỡng sinh mà nhất là việc xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc. Còn Hà thì đã
trở thành bà Chủ tịch xã trong cách gọi thân thương và nể trọng của mọi người
dân: “bà Chủ tịch xã của chúng tôi”. Ở chơi với bạn mấy ngày, thấy cách làm
việc của bạn, cách đối xử thân tình và trân trọng của mọi người trong họ ngoài
làng đối với bạn, tôi càng yêu quý bạn hơn và tôi ngộ ra rằng, làm bất cứ việc
gì nếu có tâm, có tầm thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Tôi nể trọng , tin tưởng
Hà hơn và tôi hiểu rằng bạn đã lựa chọn đúng.
Sao Đỏ: 4-12-2014
Song Thu
em nhận tem đã , em họa sau với chị nhé
Trả lờiXóaNhìn chủ tịch xã chị minh họa em mê quá nè
chúc chị chiều khỏe vui và HP ạ
Cám ơn em. Chị trao tem vàng cho em nè. Nhưng chỉ bằng lời thôi. Trang của chị không đưa được hình ảnh vô lời còm mô
XóaCuộc em gặp gỡ lại bạn là nữ chủ tịch xã chắc lâu rồi phải ko em? Vì anh nghĩ bạn cùng lứa tuổi em hiện nay chắc đã nghỉ hưu rồi...
Trả lờiXóaChúc mừng em có một tình bạn thật đẹp và mừng cho sự thành đạt của bạn em nhé!
Anh ơi...Đây là hư cấu thôi mà .
XóaBữa trước cô cháu gái có một cuộc thi gì đó cần có bài viết về vấn đề bạo hành gia đình. Nó nhờ em viết hộ một bài. Vì vậy em phải bịa ra cho nó đấy anh. Thời của em ai tốt nghiệp Đại học đều được trao quyết định công tác tận tay chỉ việc cầm quyết định đi nộp rồi làm việc thôi chớ có phải xin xỏ chi mô. Em viết bài này cho thế hệ trẻ thời nay mà anh.
Bạn em cũng có nhiều người thành đạt lắm nhưng chỉ trừ một số tiến sĩ, giáo sư là đang công tác thôi còn hầu như mọi người về hưu cả rồi anh à. Học trò của em cũng nhiều người về hưu rồi đó anh. Vì em dạy trong quân đội nên có trò còn về hưu trước cả cô nữa cơ. Còn các trò em dạy phổ thông khóa đầu thì chúng cũng trên 50 tuổi cả rồi ạ
Bà chủ tịch xã của chị đi vào lòng người và đi tận đâu đâu nữa đó nha !
Trả lờiXóaĐi tận đâu đâu là sao hả em?
XóaCám ơn người bạn mới đã ghé thăm ST nha. Đây là tác phẩm hư cấu theo đơn đặt hàng của cháu chị đó mà
Sang thăm bạn và đọc bài viết thắm thía tình bạn thời sinh viên. Cô bạn ngày xưa trở thành Bà chủ tịch Xã. Chúc mừng bạn nhe. Chúc bạn ngày mới vui khỏe và hạnh phúc bạn nhé. Thân mến
Trả lờiXóaCám ơn Ngọc Liên nhiều. Tác phẩm hư cấu thôi bạn ơi.
XóaNếu không đọc lời còm thì em vẫn tin câu chuyện này có thật...
Trả lờiXóaQuê em cũng vậy phụ nữ chịu đựng ghê gớm thật...em vẫn rùng mình khi nghĩ tới những trận đòn mà anh con bác đánh chị dâu Một năm 14 trận đòn thừa chết thiếu sống chị ạ..Không hiểu sao giờ họ vẫn sống với nhau..Đánh vợ đánh con nhứ là nghề nghiệp ý.. Chúc anh chị vui ạ
Cố nhiên là những cái hư cấu trong bất kì một tác phẩm nào cũng đều bắt nguồn từ hiện thực mà em. Vì thế bài viết trên của chị cũng lấy từ hiện thực cuộc đời. Có điều nhân vật Chủ tịch này không phải là nguyên mẫu mà thôi. Ví như chị cũng từng gặp một nữ Chủ tịch xã được mọi người quý mến, cũng từng biết một nữ sinh sau khi tốt nghiệp đại học về làm công tác tại xã nhà, hay cảnh những ông chồng hay bạo hành vợ và những bà vợ rất cam chịu...
XóaĐoạn kết chị viết em thấy mê quá nè
Trả lờiXóaÔi! phụ nữ của chúng ta luôn đẹp chị ơi... hi hi
======
Chị em Phụ nữ Việt Nam
đẹp từ thể xác, dáng người thật duyên
Tâm hồn, tính cách, nhẹ nhàng
Tình cảm nồng thắm, mượt mà đáng yêu.
====
Bài viết của chị thật hay
chúc chị ngày nghỉ thật vui và hP ạ
Chào nhà thơ của biển khơi
XóaMẫu người phụ nữ tuyệt vời là em
Thơ tình dào dạt ấm êm
Như con sóng nhẹ đêm đêm vỗ bờ
Như lời gió biển hát ru
Gửi vô trời đất làm ngơ ngẩn lòng
Một người phụ nữ có nghị lực và quyết tâm chị nhỉ -Mà bao giờ cái tình thần ấy được thực hiện ở ngoài xã chị nhỉ -
Trả lờiXóaỪa chắc trong cuộc sống cũng có nhiều người phụ nữ như rứa đó em.
XóaCó lẽ người phụ nữ của Minh Lê cũng là một người như thế cũng nên. Chỉ tại ở gần nên em thấy thường thôi đúng không?
Bà chủ tịch xinh nhỉ?Giá mà...
Trả lờiXóa" Giá mà..." chi rứa lão Tạ ơi?
Trả lờiXóamong các bà chủ tịch đọc được bài nầy. sang chúc chị buổi chiều vui vẻ chị nhé
Trả lờiXóaCám ơn em. Điều mong của em không bao giờ thành hiện thực đâu. Bởi làm gì có bà chủ tịch nào đọc blog của chị làm gì. Họ còn bận nhiều thứ lắm em ạ. Giả sử họ có đọc thì họ cũng chẳng bao giờ thay đổi đâu
XóaThăm ST và bài viết hay của ST nè! Một nữ chủ tịch như này bây giờ khó tìm lắm ST ơi! Đêm an lành và ngon giấc với giấc mơ ngọt ngào nha!
Trả lờiXóaCám ơn Tím nhiều. Chúc bạn luôn vui và hạnh phúc
XóaSáng tác của chị mà đọc gần hết em vẫn tưởng là bút kí..Hì hì..
Trả lờiXóaMùa đông nơi chị lạnh chưa? Chúc chị luôn ấm áp an lành nhé chị!
Cám ơn Chu Ngọc đã đọc bài và chia sẻ.
XóaNơi chị bây chừ lạnh lắm rồi em à. Trong em chắc chưa lạnh bằng ngoài ni mô. Chúc em vui. Nếu có nắng thì gửi ra đây cho chị xin chút nha
Thi thoảng anh ghé thăm em
Trả lờiXóaĐọc bài xem có gì thêm hàng ngày...
Đông về gió lạnh mưa bay
Chúc em ấm áp ngủ say giấc lành!...
Em xin cảm tạ tình anh
XóaLàm cho đông lạnh cũng thành ấm lên
"Thỉnh thoảng anh ghé thăm em"
Tặng thơ chia sẻ ấm êm ngọt lành
baǹ viết that hay và có ý nghĩa một tấm gương phụ nữ tốt
Trả lờiXóaCám ơn bạn
XóaQua thăm em vì vắng tin cả tuần luôn, thì ra đi theo "bà chủ tịch xã " quên anh thì phải ,mách ông xã đó.....hiiiiiiiiiiiiiiiiiii
Trả lờiXóaAnh ơi, em về quê HuwngYeen mấy ngày vì có bà chị con bác ruột mất đấy ạ. Hôm trước em nghe ông xã kể rằng đã nhận được sách anh gửi tặng zùi nhưng đó là thơ chuyển thể của XS chứ không phải là nguyên bản của anh. Em vắng nhà , hơn 2h chiều nay mới về nên chưa kịp xem ạ
XóaEm thăm chị
Trả lờiXóabiết GĐ chị có việc buồn, em xin gửi lời chia buồn tới GĐ chị ạ
Chúc chị những ngày nghỉ cuối tuần bình yên và HP chị nghe
Cám ơn em nhiều
XóaSang thăm chị -Chúc chị cuối tuần nghỉ ngơi vui vẻ -ấm cũng gia đình nhé -
Trả lờiXóaCám ơn Minh Lê nha
XóaEm về quê viếng người thân
Trả lờiXóaCũng là tình nghĩa TRI ÂN CUỘC ĐỜI
Thăm em anh gửi đôi lời
Chúc em hạnh phúc, khỏe vui an lành!...
Đầy trời gió bấc nắng hanh
Trả lờiXóaDa khô môi nẻ an lành được sao
Bây chừ em chỉ ước ao
Giọt xuân nhè nhẹ đậu vào nhành cây
Để mêm mại những bàn tay...
Ghé thăm chủ nhà. Chúc Chủ nhật an lành!
Trả lờiXóahttp://img1.123tagged.com/en/sunday/42.gif
Lâu lắm zùi mới thấy anh Phu Đoan ghé thăm. Song Thu cám ơn anh nhiều. Song Thu tìm theo đường linh anh gửi nó ra bao nhiêu là hình ảnh ( có anh anh Phu Đoan và rất nhiều bưu thiếp chúc mừng nữa, Song Thu ứ biết anh tặng bức hình nào nên cứ nhận tất cả nha
XóaBà Chủ tịch xã là một phụ nữ giàu nghị lực và giàu lòng nhân ái.
Trả lờiXóaTYV sang thăm chị; chúc chị ngày CN có nhiều niềm vui.
Tặng chị tấm lịch treo tường làm kỷ niệm.
http://images01.imikimi.com/image/1Cw1r-1i3-1.jpg
Cám ơn Thu Yến đã tặng mình tấm ảnh lịch. Mình thích lắm. Nhưng chỉ để ngắm một mình thôi. Ứ phô ra đâu.
Trả lờiXóaChị ấy có cá tính quá phải không chị, lại đẹp nữa.
Trả lờiXóaẢnh thì lấy trên mạng còn nhân vật thì do chị bịa ra ý mà em
Trả lờiXóaEm đọc mấy bài và dừng lại ở đây.
Trả lờiXóaTheo em, nếu chị xây dựng chân dung nhân vật bà chủ tịch xã thì những chi tiết không phục vụ chủ đề nên cắt đi khỏi dài và loãng chị ạ. VD ở phần đầu chẳng hạn. Có thể chị bắt đầu bằng một cú đt của người bạn cũ, một lời mời. Vậy là trên đường đi, ngồi trên xe, chị để cho dòng hồi tưởng tuôn chảy để kể về quá khứ. Cũng trên xe, chị hình dung, tưởng tượng cuộc gặp gỡ để sau đó bất ngờ nói tiếp bất ngờ. Phần xây dựng chân dung hiện tại thì qua đêm tâm sự hàn huyên, qua một vòng tham quan quê hương bạn...
Nhưng đó là suy nghĩ còn chưa chín của em, có gì không hợp lí thì chị bỏ qua nhé.
Lâu nay em buồn, giờ dạo loạng quạng vài chỗ bạn bè. Cũng chưa khỏi chênh chao chị ạ.
Cám ơn em nhiều. Chị chưa biết viết truyện mô. Đây chỉ là một bài viết cho cô cháu gái đi thi cái gì đó thôi mà. Được em góp ý chị sẽ rút kinh nghiệm để sau này có thể viết truyện được thì tốt.
XóaMà có chuyện chi buồn vậy sao em? Mấy bữa trước chị cứ nghĩ là em lại " Đóng cửa phồng văn hì hục viết" nên cứ ngóng chờ tác phẩm sắp ra lò. Nhưng thấy lâu quá nên cũng đoán là có chuyện chẳng lành chi đó chăng? Mặc dù thỉnh thoảng chị cũng thấy em có ghé qua trang của chị mà không để lại lời còm nên chị cứ băn khoăn vì chẳng biết đoán định thế nào?