Nick Vujicic đã tới, đã gặp và đã kể câu chuyện thần kỳ nhưng cũng cực
kỳ đơn giản của mình với đông đảo người Việt. Sinh ra không tay, không
chân, chàng thanh niên nay đã 30 tuổi có bằng đại học, có thể bơi lội,
đi thăm và nói chuyện ở 47 quốc gia, đã tiếp xúc với 110.000 người, được
gặp tám vị tổng thống, thường xuyên dùng máy vi tính với tốc độ đánh
máy 43 từ một phút để viết được ba cuốn sách kể lại đời mình và được độc
giả thế giới hâm mộ (cả ba cuốn đều đã được dịch và xuất bản ở Việt
Nam).
Nhìn anh tròn như một viên bi, quay trở trên mặt bàn dành cho diễn giả
đặc biệt, nói những lời có cánh nhưng chân thật, quyến rũ và đầy sức
sống, khó mà hình dung nổi anh là một con người bình thường. Có người
nào sinh ra bất hạnh như anh đã làm được như anh? Nhưng Nick chỉ nói:
“Tôi là một người khiếm khuyết và tự mình bổ sung những khiếm khuyết ấy
để làm một con người mà thôi”. Anh không hề nghĩ mình là một người phi
thường.
Cuộc đời, ba cuốn sách và sự hiện diện của Nick ở Việt Nam không chỉ mang lại cho những người khuyết tật mà còn cho đông đảo người Việt một nguồn cảm hứng mới. Nhìn anh, nghe anh nói, đọc sách của anh, chúng ta phải suy nghĩ và không ít người có cảm giác xấu hổ. Không chỉ những người cùng tuổi, cùng thế hệ với Nick mà thôi. Điều đáng xấu hổ ấy cũng không phải cao xa gì, không phải vì người ta không làm được những điều thần kỳ như Nick đã làm. Điều đáng xấu hổ ấy quá đơn giản: rất nhiều người có đủ chân tay, mắt mũi, tiền bạc, thời gian và địa vị xã hội, chứ không khiếm khuyết thảm hại như Nick, nhưng họ đã không làm gì để thực sự chứng minh mình là một con người với tất cả ý nghĩa cao quý của từ này.
Chúng ta thường gọi đó là “tình trạng thiếu cảm hứng tạo dựng sự nghiệp” trong các thế hệ 8x, 9x và cả những người đứng tuổi có tài năng nữa. Nick không tay không chân nhưng đã làm nên nhiều việc. Rất nhiều người khiếm khuyết sống cạnh chúng ta vẫn tự kiếm sống không phiền nhiễu người thân hay bạn bè, một số người còn làm được nhiều việc có ích cho xã hội như thầy Nguyễn Ngọc Ký viết sách bằng chân, như Nguyễn Bích Lan dịch sách mong nâng cao dân trí. Nhưng “một bộ phận không nhỏ” người lành lặn không những đầy đủ tay chân mà còn được đào tạo đến nơi đến chốn bằng tiền Nhà nước, được lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ, nhưng chỉ làm những gì có lợi cho bản thân. Với họ, cuộc sống nhân dân hay sự trường tồn của đất nước chẳng là gì hết!
Cuộc đời, ba cuốn sách và sự hiện diện của Nick ở Việt Nam không chỉ mang lại cho những người khuyết tật mà còn cho đông đảo người Việt một nguồn cảm hứng mới. Nhìn anh, nghe anh nói, đọc sách của anh, chúng ta phải suy nghĩ và không ít người có cảm giác xấu hổ. Không chỉ những người cùng tuổi, cùng thế hệ với Nick mà thôi. Điều đáng xấu hổ ấy cũng không phải cao xa gì, không phải vì người ta không làm được những điều thần kỳ như Nick đã làm. Điều đáng xấu hổ ấy quá đơn giản: rất nhiều người có đủ chân tay, mắt mũi, tiền bạc, thời gian và địa vị xã hội, chứ không khiếm khuyết thảm hại như Nick, nhưng họ đã không làm gì để thực sự chứng minh mình là một con người với tất cả ý nghĩa cao quý của từ này.
Nick Vujicic diễn thuyết tại Trung tâm Hội nghị White Palace (TP.HCM). Ảnh: Thành Công
Không xấu hổ sao được khi ta thường xuyên gặp những người sống buông
xuôi, đặc biệt trong giới trẻ. Ngoài việc kiếm sống hay vừa lòng với
cuộc sống sung túc (nhất là những cô chiêu cậu ấm), không mấy người
trong lớp trẻ chủ nhân ông tương lai của đất nước có dự định làm cái gì
để sử dụng hết khả năng của mình. Điều khác biệt giữa thanh niên ta và
nhiều nước dễ nhận thấy nhất là cách thức sử dụng thời gian rỗi. Trên xe
buýt, trong toa tàu hỏa đường dài hay nhà chờ rạp phim, bệnh viện hoặc
công sở, thay vì cầm một cuốn sách như người ta, lớp trẻ không buôn dưa
lê thì cúi mặt xuống chơi games trên bàn phím. Lướt qua báo chí, kể cả
các mạng xã hội, thấy lớp trẻ quan tâm đến cái váy của Lý Nhã Kỳ hơn
chuyện ụ nổi Vinashin mua hàng trăm tỷ bị thanh lý sắt vụn hay bauxit
Tây Nguyên đang được đào lên bán lỗ!Chúng ta thường gọi đó là “tình trạng thiếu cảm hứng tạo dựng sự nghiệp” trong các thế hệ 8x, 9x và cả những người đứng tuổi có tài năng nữa. Nick không tay không chân nhưng đã làm nên nhiều việc. Rất nhiều người khiếm khuyết sống cạnh chúng ta vẫn tự kiếm sống không phiền nhiễu người thân hay bạn bè, một số người còn làm được nhiều việc có ích cho xã hội như thầy Nguyễn Ngọc Ký viết sách bằng chân, như Nguyễn Bích Lan dịch sách mong nâng cao dân trí. Nhưng “một bộ phận không nhỏ” người lành lặn không những đầy đủ tay chân mà còn được đào tạo đến nơi đến chốn bằng tiền Nhà nước, được lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ, nhưng chỉ làm những gì có lợi cho bản thân. Với họ, cuộc sống nhân dân hay sự trường tồn của đất nước chẳng là gì hết!
"Lướt qua báo chí, kể cả các mạng xã hội, thấy lớp trẻ quan tâm đến cái váy của Lý Nhã Kỳ hơn chuyện ụ nổi Vinashin mua hàng trăm tỷ bị thanh lý sắt vụn hay bauxit Tây Nguyên đang được đào lên bán lỗ!"
Trả lờiXóa***
Không nên trách các cháu chị ơi,việc nhớn có quan tể tướng trong triều lo hết rồi,mà lớp trẻ quan tâm thì giải quyết được gì?
Buồn thế đấy. Nhưng dẫu sao nếu mọi người đều quan tâm và lên tiếng thì có lẽ tình hình sẽ khác chăng?
Trả lờiXóa