Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

LẠI LÀM BÁNH KHÚC



                              








Lần trước hí hửng làm bánh khúc để đáp ứng nguyện vọng của phu quân. Nào ngờ, khi ăn chồng đã không khen câu nào thì chớ còn chê đứng chê ngồi. Viết cả bài chê đăng lên blog làm mình vừa buồn vừa xấu hổ chết đi được. Chẳng biết giấu mặt vào đâu. Bụng bảo dạ rằng : từ nay thì cạch đến già.

 Thế mà hôm qua, bà bạn hàng xóm sang chơi lại rủ rê :

-          Thu ơi rau khúc ngoài đập nhiều lắm, lại đang đúng tầm nữa làm bánh khúc đi. Ngon phải biết !

-          Thôi em chả dại làm nữa đâu. Lần trước hì hục làm đã bị ông xã chê ỏng chê eo rồi. Chán lắm.

-          Tại lần trước cô xay bột khô lại làm lúc rau khúc non quá nên không ngon là đúng rồi. Bây giờ rau khúc đã nhú một chút hoa rồi làm sẽ thơm và ngon lắm. Nhà tôi có cối xay bột nước, tôi xay cho. Ta cùng làm cho vui.

Nghe bùi tai, mình lại đồng ý. Ngay chiều hôm đó, hai chị em  ra đập nhổ rau khúc. Đúng là nhiều thật, nhổ một tẹo đã được một túi to. Mang về sân ngồi nhặt, vừa nhặt vừa trò chuyện rôm đáo để. Chẳng mấy chốc đã có hai rổ rau khúc đầy ắp sạch sẽ và ngon lành.  Mình về nhà lấy gạo, thịt và đậu xanh mang sang, bà bạn giục: “Thôi cô cứ về chuẩn bị cơm nước cho ông xã đi để đấy tôi dọn cho. Tối nay tôi sẽ ngâm gạo, đỗ. Sáng mai cô sang đây hai chị em cùng làm nhé!

           Sáng hôm sau hai chị em lại tíu tít với bao nhiêu công đoạn nào đãi gạo xay bột, nén bột ; Lại còn đãi đỗ, thổi đỗ, xào thịt; Rồi luộc và giã lá nhào bột, giã nhuyễn bột và lá thành những quả bột mịn màng xanh xanh trông rõ là mướt mắt. Nhìn một loạt các nguyên vật liệu chuẩn bị sẵn, bà bạn nói như đinh đóng cột rằng:

- Bánh lần này sẽ ngon tuyệt cô ạ. Thế nào ông xã nhà cô cũng khen nức nở cho mà xem.

Mình thì nghi ngại mà rằng :

- Chưa chắc đâu chị ơi. Ông xã em khó tính lắm, lần trước em mua bánh làm ngoài chợ về ông ấy cũng chê đấy.

Như chạm vào mạch điện, bà bạn nói một thôi một hồi rằng:

- Chê là phải, ngoài chợ người ta có làm bánh bằng lá khúc đâu mà là lá bắp cải già, loại chị em mình vẫn vứt cho gà, lợn ăn ấy. Đã thế họ lại còn làm cái bánh bé tẹo và bọc ra ngoài toàn xôi thôi, tôi chẳng bao giờ ăn thứ bánh ấy. Ông xã và các cháu nhà tôi cũng không ăn, chỉ ăn bánh khúc nhà làm thôi.

- Thế mọi người có khen bánh chị vẫn làm không?

-Khen nức nở ấy chứ

- Thế ạ. Thế thì chắc ông xã em cũng khen đấy.

- Không khen thì từ sang năm cho ông ấy nghỉ cô ạ

- Vâng, nhất định là thế rồi!

Hai chị em vừa nặn bánh vừa trò chuyện. Nhoắng mắt đã xong mấy chục chiếc bánh tròn tròn xinh xắn. Bánh được xếp vào nồi hấp, mỗi chiếc đặt trên một chiếc lá mít cắt gọn có rắc gạo nếp ngâm lên hai mặt bánh. Gớm rõ một nồi to đùng đầy đặn. Bắt đầu nổi lửa lên và câu chuyện càng thêm phần rôm rả khi có thêm vài người hàng xóm nữa sang chơi.

Một tiếng đồng hồ sau thì bánh chín. Vừa bắc nồi xuống, mở vung ra, hơi bốc ngùn ngụt, một mùi thơm rất đặc trưng của lá khúc, quyện với hương gạo nếp cái hoa vàng thành một mùi vị thật ấn tượng khiến mọi người đứng quanh đấy đều hít hà và xuýt xoa: Thơm quá!

Mâm bát được dọn ra, mỗi người một chiếc bánh nóng hôi hổi, thơm lựng và bắt mắt bởi màu xanh của bánh, màu trắng của gạo nếp. Vừa thổi vừa ăn. Bánh dẻo , thơm , có vị ngậy của thịt lợn xào, vị bùi của đỗ xanh, vị thơm cay của hạt tiêu. Ai cũng khen ngon quá. Nếu không làm lấy mà ăn thì chẳng bao giờ mua được bánh khúc thật và ngon như thế này. Mình sung sướng lắm. Nghĩ đến lúc mang về chồng ăn sẽ khen nức nở mà rung rinh. Bà bạn thì thích thú đến rạng rỡ cả mặt mày. “ Đấy, cô thấy không tôi đã nói từ trước là bánh sẽ rất ngon mà lại. Sang năm lại làm nhé!”

- Vâng

- À tết này cô sang đây ta làm bánh gai nữa cô ạ. Năm vừa rồi tôi làm hơn trăm chiếc vừa ăn vừa biếu, ai cũng thích lắm đấy.

- Vâng em sẽ sang làm chung với chị để được ăn bánh gai đúng là lá gai chứ không phải bánh gai nhuộm phẩm màu đúng không chị?

- Đúng rồi, làm lấy ăn ngon hơn nhiều lại sạch nữa cô ạ.

- Vâng ! Thôi em xin phép về đây.

- Ừ cô về luôn đi để mọi người ăn cho nóng.

Mình mang bánh về lấy ngay một chiếc mời chồng. Chồng hào hứng ăn nhưng chẳng thấy nói gì. Mình hỏi:

- Ngon không anh?

- Ngon hơn bánh em làm năm trước và ngon hơn bánh mua ngoài chợ nhiều nhưng có lẽ cảm giác bây giờ của mình kém rồi nên vẫn chưa nhận ra mùi vị bánh ngày xưa mẹ làm.

Thế đấy, ai làm được bánh khúc ra mùi vị ngày xưa cho ông xã tôi bây giờ? Khó lắm thay!

Tôi bỗng ao ước giá như mẹ còn sống đến ngày nay để dạy tôi làm bánh khúc!
                                    29-3-2014
                                    Song Thu

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

ĐÙA BÁC HẢI THĂNG

Hải Thăng là một cây thơ lục bát xuất sắc của trang blog "Hương sắc tình quê". Tuy đã ở vào độ tuối đầu sáu đít chót vót, bác Hải Thăng vẫn ham du lịch, ham sáng tác thơ ca và hiện nay, Người còn đang tập viết thư pháp tiếng Việt để trình bày những bài thơ Lục bát một câu trên trang thơ của nhóm. Khi bước vào công việc này, bác có làm bài thơ như sau:





Học chữ
                        

Người học thư pháp chữ Tầu
Ta học chữ Việt - Giữ màu Quê hương./.

Hải Thăng


"Anh Đồ tỉnh, anh đồ say" *
Sao anh hí húi suốt cả ngày
Thư thư pháp pháp hì hục viết
Liệu cái phong tình có chắc tay?
28-3-2014
Song Thu

Chú thích: * Phỏng thơ Hồ Xuân Hương:
Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngay
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

RINH VỀ TỪ NHÀ HỒNG NGA - NHỮNG CÂY MAI TUYỆT ĐẸP




KHI VỢ VẮNG NHÀ

Lang thang trên mạng, tôi gặp trang blog :hương sắc tình quê của các bác tổ thơ cụm 9 phường Yên Phụ- Hà Nội. Trong đó có mục: Câu lạc bộ những người thích đùa rất hóm rất vui. Đa số là những bài lục bát ngắn và những bài đường luật thất ngôn bát cú, xướng họa rôm rả lắm. Tôi đem về đây một bài xướng rất tếu, mời cư dân xóm trian nhà mình họa cho vui. Tôi xin trình làng trước bài họa của mình 

Bài xướng









Đăng trong thư mục: CLB những người thích đùa

Đồ giả
Hữu Giang
Bức tranh Tố nữ mới mua về

Treo tạm lên tường ngắm thú ghê

Mắt liếc trông hoài phần để hở

Lòng mơ tưởng đến chỗ còn che

Nghển lên hôn thử đôi môi thắm

Sờ xuống nắn xem cặp tuyết lê

Bà xã đứng sau lên tiếng gọi

Ông ơi! Đồ giả chớ si mê!

Bài họa

KHI VỢ VẮNG NHÀ

Vợ vừa đi vắng rước bồ về
Thỏa chí tang bồng thích thích ghê
Cửa đóng then cài không để hở
Xiêm buông y bỏ chẳng cần che
Nhẹ nhàng ve vuốt đôi hồng ngọc
Mê mải nắn sờ cặp bạch lê
Lơi lả dìu nhau vào cõi lạc
Ngất ngây say đắm đến cuồng mê

                  Sao Đỏ: 26-5-2014
                  Song Thu

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

DÂU MỸ DẠY CON - MẸ CHỒNG BÁI PHỤC

       Vào trang facebook của Hung Xuan Nguyen, gặp bài này tôi thấy thích quá, bèn cóp mang về đây để mọi người cùng xem và hiểu về cách dạy con của một nàng dâu Mỹ để có thể áp dụng được phần nào chăng?
 

Họ đã dạy con như thế nào?

Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa "thăm người thân". Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây - người mẹ chồng - phải đại khai nhãn giớ
i.

Không ăn thì cứ nhịn đói

Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sáng lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.

Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.

Một lần khác, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy về nhà, vừa thở hổn hển vừa nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 - 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc xá, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.

Có một buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng là không muốn ăn thật! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!

Buổi chiều, Susan bàn với tôi, nhờ tôi nấu cho bữa tối. Tôi lại thầm nghĩ, nhất định Susan thấy sáng nay cháu không ăn gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon và nhiều hơn. Tôi bèn trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích nhất, món tôm, và còn dùng mì Ý để làm món mì kiểu Việt Nam mà Peter rất thích, người nhỏ nhỏ như thế mà có thể ăn được một tô lớn.

Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan đến lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta giao ước rồi phải không, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó”. Peter nhìn nét mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm”. “Không được, nói rồi là phải giữ lời”. Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ở nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ”. Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi. Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trừng trừng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý của Susan khi nhờ tôi nấu. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.

Buổi tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Việt không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!”. Peter nuốt nước miếng, lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi”, Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi hẳn ra.

Sau bài học này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ bữa ăn ngon, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu ngoại, hồi bằng tuổi Peter; mấy người cầm tô cơm đí theo sau đuôi nó, dỗ dành, mà nó còn chưa chịu ngoan ngoãn ăn, mà còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một kiện đồ chơi…

Ăn miếng trả miếng

Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô bé chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ và những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, đập rất mạnh lên đầu một cô bé. Cô bé bần thần một lúc trước khi oà khóc thật lớn. Cháu gái kia thấy tình hình vậy cũng òa khóc theo. Chắc Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, nó  đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi tới. Sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh một cái lên đầu Peter. Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.

Cậu của Peter tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, khư khư giữ làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm, là bạn thân của Peter, đã mấy lần thỉnh cầu Peter cho chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter không đồng ý. Một lần, mấy cháu đang chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý, lén lén nhảy lên chiếc xe và đạp mau đi. Khi biết ra, Peter rất phẫn nộ, đến méc mẹ.

Susan đang ngồi nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, liền mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không xen vào được.” Peter bất lực quay đi. Một lát sau, Lusi chạy chiếc xe về. Vừa thấy Lusi, Peter lập tức chạy tới đẩy bạn té xuống đất, giật lại chiếc xe. Lusi ngồi bệt dưới đất, khóc ré lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và tụi nó”.

Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” "Mẹ ơi, mẹ đi với con nhen”, Peter thỉnh cầu. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề". Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, rồi không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Dạy dỗ chăm nom con cái là chuyện của cha mẹ

Song thân Susan biết tôi đang ở Mỹ, nên lái xe từ California đến thăm chúng tôi. Nhà có khách tới, Peter rất hào hứng, chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách đi tới đi lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được làm nước văng lung tung trong nhà. Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt hết quần áo.

Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch”, Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan".

Một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi!” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết”. Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cái cây lau nhà cao gấp đôi người nó và ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần truồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ. Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng.

Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter trong khi trò chuyện có nhắc đến chuyện này, một câu họ nói đã gây ấn tượng sâu sắc cho tôi: “Con trẻ là con cái của cha mẹ chúng, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ".

Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng thường mang tính nghịch ngợm bẩm sinh. Nếu quan sát thấy các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, nó sẽ nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không cải thiện hành vi của nó, và chẳng ích lợi gì cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra những vấn đề khác.

Ngoài ra, nếu các thành viên trong gia đình xung đột, không khí gia đình không hòa thuận, trẻ sẽ có cảm giác bất an, sự phát triển tâm lý của nó sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Cho nên, dù ông bà cha mẹ bất đồng về cách giáo dục con cháu, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau, cũng không nên để lộ sự mâu thuẫn trước mặt con cái. Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, ba có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Ba mẹ lần này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi. Đợi đến Noel ba hãy mua chiếc xe đó cho nó!”

Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, mà sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi, khoe: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này” với giọng thích thú và mong đợi.

Susan nghiêm khắc với con như vậy nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, cháu hay thu thập một số hoa lá mà cháu cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng mẹ. Người ngoài tặng quà cho cháu, cháu luôn gọi mẹ cùng mở quà; có thức ăn ngon, cháu luôn để phần một nửa cho mẹ.

Nghĩ đến nhiều đứa trẻ coi thường và đối xử lạnh nhạt với cha mẹ, tôi không thể không cảm phục cô con dâu Tây này của tôi. Theo tôi, cách giáo dục con cái của bà mẹ Phương Tây này rất xứng đáng để các bà mẹ Phương Đông như tôi học theo...


__( Song Thu sưu tầm)

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

QUÁN NHỎ BÊN ĐƯỜNG


Tặng Thu Hằng

Quán đồ nướng bên đường Runebergin
Người Helsinki từ lâu quen gặp
Tán phong đổi mùa trên mái thấp

Góc phố thơm mùi hămbơgơ.

Không ghế ngồi, quán nhỏ đơn sơ
Người mua xách đi, người cầm ăn đứng
Chị bán hàng giật mình, lúng túng
Nhận ra bà Tarja Halonen (*).

Định nhường ghế của mình, chị đứng lên
Bà mỉn cười, xua tay dứt khoát:
- Bạn cần ngồi mà bán hàng cho khách
Tôi đứng ăn một lúc có sao đâu!

Giờ nghỉ trưa khách nối tiếp nhau
Chẳng mấy ai để ý bà Tổng thống
Bên gốc phong thản nhiên ăn đứng
Nhặt mì rơi, bồ câu đến quây đàn.

Người bán hàng, một phụ nữ Việt Nam
Từ kinh ngạc, đến bao điều ao ước
Rồi tự mình tìm ra lời giải thích:
“Tổng thống thế kia nên Đất nước thế này”!

Helsinki, 22-6-2010
Vương Trọng

( Song Thu sưu tầm)

Chú thích:
(*): Tổng thống đương nhiệm Phần Lan.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

TIẾT XUÂN PHÂN

cầu treo, thác lúc, Việt Nam


Năm nay trong tiết xuân phân
Trời ngăn ngắt xám, mưa dầm dề mưa
Nét buồn ủ dột trên hoa
Tiếng chim mỏng mảnh như là hư vô
Cái cò lặn lội ven hồ
Ướt đầm cánh rủ lò dò kiếm ăn

" Nỗi niềm chi rứa"* xuân phân
Mà nghe ảm đạm nơi gần chốn xa? !

             23-3-2014
             Song Thu
Chú thích:* Thơ Tố Hữu: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

CẢM TÁC TRƯỚC HOA LỘC VỪNG


Chúc các bạn một ngày mới vui khỏe - thưởng thức hoa Lộc Vừng này nha.


Đang buồn thấy hoa lộc vừng
Bỗng dưng phấn chấn tưng bừng lên ngay
Hóa ra trong cõi đời này
Cái đẹp cứu kiếp đọa đầy chúng sinh
           21-3-2014
            Song Thu

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

BÀNG HOÀNG VÌ CHUYỆN CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM

Được đăng tải trên một tờ báo vào sáng làm việc đầu tuần, đoạn clip dài chưa đầy 5 phút đã gây bàng hoàng cho bất cứ ai xem.

1. Mỗi người chui vào một bao nilon, ngồi lọt thỏm trong đó cho miệng bao trùm kín quá đầu. Rồi những thanh niên biết bơi sẽ túm gọn miệng bao và kéo chiếc bao “đựng” người bơi vượt qua con suối mùa lũ đang băng băng chảy xiết.
Một cảnh tượng có thể nói là thót tim.
Nhưng không phải từ một cuộc thi Vượt qua thử thách, hay một trò chơi mạo hiểm kiểu nuốt kiếm, phun lửa… nào. Mà đó là cách thầy trò ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vượt suối để đến trường.
Được đăng tải trên một tờ báo vào sáng làm việc đầu tuần, đoạn clip dài chưa đầy 5 phút đã gây bàng hoàng cho bất cứ ai xem. Bởi có lẽ chẳng đâu trên thế giới này lại có cách vượt suối “độc nhất vô nhị” đến thế. Biết bao nguy hiểm rình rập mà giá phải trả có thể là cả tính mạng: nếu cái túi thủng, nếu ngồi trong túi ngạt, nếu nước lũ cuốn trôi, nếu v.v…
cầu treo, thác lúc, Việt Nam
Đu dây qua sông Pô Kô để đến trường. Ảnh: Tuổi trẻ
Tất cả vì thiếu một cây cầu kiên cố, chống chịu được nước lũ.
Ở thành phố, có thầy cô kể lại khi chưa hết bồi hồi rằng, đã đưa ngay đoạn clip đó cho học trò mình xem. Để các em biết rằng, bạn bè đồng lứa không phải ai cũng có được may mắn “hôm qua em tới trường, mẹ dắt tay từng bước” – được cha mẹ đưa đón, chăm lo từ cái nhỏ nhất.
Nhưng có lẽ, chính những thầy cô đứng trên bục giảng ở thành phố, hay những khu vực có “điều kiện” cũng rất cần xem đoạn clip này. Để bớt đi những “sân, si” trong nghề, khi giờ đây không ít những lời than phiền về sự xuống cấp trong nghiệp trồng người, cả về đạo đức cũng như lòng yêu nghề.

Qua sông thì phải lụy đò còn ở đây,những cô giáo mang trọng trách “chở đò” lại đang phải lụy… túi nilon để qua được suối. Mà đâu chỉ “lụy”, họ đang đặt cược cả sinh mệnh để mang được con chữ khó nhọc vào thôn bản xa xôi.
Nhớ lại, hồi tháng 5 năm 2010, chúng ta cũng từng sửng sốt khi báo chí đăng tải hình ảnh những người dân ở một làng không tên tại Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vượt sông Pô Kô bằng cách… đu dây.
Khi ấy, tại nghị trường, trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, việc người dân “đu dây” qua sông Pô Kô là sáng tạo “không ngờ tới”. Bộ trưởng cũng nhận khuyết điểm ở khía cạnh không phát hiện được sự việc, do địa phương thì không đề cập, còn sau này khi ông hỏi, tỉnh cũng không nắm được.
Kiểu “sáng tạo” đó giờ dường như càng vượt xa ngoài tưởng tượng, từ đu dây đã chuyển sang ngồi trong túi nilon. May mắn là phản ứng của lãnh đạo ngành đã kịp thời hơn trước. Ngay trong sáng nay, trao đổi với Tuổi trẻ, lãnh đạo Bộ GTVT cho hay "sẽ cho xây cầu treo để phục vụ dân".
Song, vẫn tiếc nuối, giá như ông hay các cán bộ dưới quyền là những người phát hiện ra sự việc chứ không phải báo chí. Mặt khác, các chính sách cần có tầm phổ quát, thay vì mỗi khi "lộ" ra một sự vụ nào đó mới rốt ráo tìm cách giải quyết.
2. Ngày hôm qua,  rất nhiều người hảo tâm đã lựa chọn kêu gọi và đóng góp để có quỹ xây cầu cho bản Sam Lang. Nỗi bàng hoàng, xót xa đã nhanh chóng biến thành nghĩa cử.
Người viết chợt nhớ đến một bài báo cũng dịp tháng 3 năm ngoái, về nghĩa cử rất đẹp của một người đàn ông đã bỏ số tiền định dành xây nhà để… xây cầu cho dân làng qua lại. Người đàn ông tên Lê Tất Dũng ấy chẳng phải đại gia, tài sản vung vinh, thừa tiền sắm siêu xe, siêu giường thì xây cầu chơi.
Suốt 20 năm quần quật của ông đã góp hết vào cây cầu. Gia tài còn lại chỉ là căn chòi lợp tôn, tứ bề dột nát, cùng chiếc tivi nội địa và bộ đồ nghề sửa xe máy.
Có những người “rút ruột” từ những cây cầu để sống vương giả cho đời mình, đời con cháu mình. Nhưng cũng có những con người – dù hiếm hoi - lại tự “rút ruột” chính mình để xây cầu cho người khác.
Những tấm lòng như ông Dũng hay bao người hảo tâm đang cùng chung tay đóng góp dựng cầu thật đáng trân quý. Đó là sự tương thân, tương ái, giúp đỡ những đồng bào thiệt thòi, khó khăn mà thời nào đất nước cũng cần.

cầu treo, thác lúc, Việt Nam
Đó là đạo lý, tình cảm của “người trong một nước” với nhau. Song, trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất để lo cho những người dân như ở Sam Lang  hay ở bất cứ nơi nào khác còn khó khăn, thì vẫn phải thuộc về Nhà nước, mà đại diện là các nhà lãnh đạo và chính quyền các cấp.
Bởi được sống an toàn là quyền của người dân nơi đây, họ không thể phải phụ thuộc vào lòng hảo tâm, phải kêu gọi để được thực hiện quyền của mình.
Chúng ta có thể nói rằng đất nước còn khó khăn nên chưa thể lo an sinh tốt nhất cho người dân, chưa thể xây cầu ở tất cả những nơi cheo leo hiểm trở để những “sáng kiến” túi nilon, dây đu… “hết đất” sống.
Nhưng cách giải thích đó liệu có đủ làm an lòng, khi mà người dân vẫn đang chứng kiến những vụ việc kiểu công trình ngàn tỷ phơi sương, vài trăm tỷ đắp chiếu, vali cho 1 lần hối lộ chứa cả nửa triệu đô-la, v.v…
Năm 2010, theo tính toán, để xây một cây cầu cho người dân qua sông Pô Kô tốn khoảng 1,5 tỷ đồng. Đối với những người dân bình thường, chắc hẳn không nhiều người được “chạm” đến tiền tỷ để hình dung nó nhiều ít ra sao. Nhưng, cứ thử nhẩm tính, chỉ một công trình phơi sương, chỉ số tiền trong một vụ tham nhũng… đủ xây bao nhiêu cây cầu như thế.
... Vậy mà ở đâu đó tiền vẫn “phơi” sương hoặc âm thầm chảy vào những cái túi không đáy. Còn ở đâu đó, như bản Sam Lang này, sinh mệnh con người lại “phơi” dưới trời. Bập bềnh cùng nước lũ.
Chỉ vì thiếu một cây cầu kiên cố…
                          HẢI TÂM
                              ( Song Thu sưu tầm) 

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

NGHĨ VỀ THƠ



Là rượu, không phải cơm, ai đó nói về thơ
Muốn là rượu phải có gạo, ngô… và men cây, men lá
Không có rượu cất lên từ nước lã
Chẳng có thứ thơ nào từ trống rỗng nhà thơ.

"Ta đứng trên vai những vĩ nhân đi trước"
Đó là lời các nhà khoa học
Với nhà thơ, chẳng ai công kênh ai
Đỉnh quá khứ mãi còn sừng sững phía tương lai.

Dòng suối sâu, nước càng trong càng thấy rõ độ sâu
Dòng suối cạn muốn doạ người rằng sâu chỉ có cách khuấy ngầu lên nước đục
Nông, sâu là ý, tứ
Trong, đục ấy ngôn từ…


            Vương Trọng
            ( Song Thu sưu tầm)

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

MỘT LÁ THƯ HAY



      Ông nào chả thích,nhưng phải có tiền.







               Tượng trưng thôi,vài vạn đô thì sao chứa trong phong bì


                Nhiều tiền,tha hồ cạp đàn bà,cạp vào đâu chả được.

Em xin tự giới thiệu, em là Trần Văn Cạp, một cán bộ có vị trí to hơn “quan phụ mẫu” rất chi là nhiều,nhưng vẫn được gọi là đầy tớ, là công bộc, là "osin" của nhân dân. Vì là đầy tớ, nên em không nề hà gì việc Cạp: Cạp đất, Cạp sắt, Cạp đường, Cạp tiền, Cạp quà biếu…thậm chí Cạp cả giấy vệ sinh,và CẠP CỦA DÂN KHÔNG TỪ MỘT THỨ GÌ.
Sau nhiều năm tháng tủi nhục, những ngày này em đang sung sướng.

Nhưng nói đúng ra, cái ngọn lửa sung sướng ấy  mới bùng lên trong lòng em cách đây vài tháng, khi được chứng kiến cảnh một người bị cướp ở TP.HCM, tiền lẻ rơi tung tóe xuống mặt đường. Đã được  các anh chị chủ mặt đỏ như gấc, lao vào tranh cướp như bầy gà chọi trên sới đấu.
Nhưng niềm vui ấy thật ngắn. Cách đây mấy tháng, chúng em đã run sợ khi chứng kiến hàng chục nghìn ông bà anh chị chủ kiên nhẫn xếp hàng để được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng.
Câu nói của ông Dương Trung Quốc lại càng khiến họ Cạp chúng em lo sợ bội phần: "DƯỜNG NHƯ CẢ DÂN TỘC ĐANG NẮM TAY NHAU".
Nếu lúc nào hàng triệu ông bà anh chị chủ đều biết nắm tay nhau, nhường nhịn, yêu thương nhau, không chen lấn xô đẩy, không “tham lam” dù chỉ là một bước chân xếp hàng trước như thế, thì họ thừa sức vứt bọn Cạp em vào xọt rác.
Nhưng hình như số chúng em chưa tận. Cái ngày cách đây hai tháng, chứng kiến các ông bà chủ quần áo đầu tóc rũ rượi ra sức dẫm đạp nhau, chửi bới nhau chỉ để có được một miếng SHUSI KHUYẾN MẠI ở một nhà hàng giữa trung tâm thủ đô, lũ "osin", đầy tớ chúng em lại mừng rơi nước mắt!
Và đến ngày 4/12, thì cả họ Cạp chúng em ôm nhau khóc rống lên vì cảm động và sướng vui khi chứng kiến hàng trăm “anh chủ, chị chủ, ông chủ, bà chủ, em chủ, cháu chủ” biến vòng xoay ở BIÊN HÒA thành Ngày Hội Hôi Bia – Lễ hội độc nhất trên thế giới!
Tại sao chúng em mừng đến thế? Xin thưa, bao nhiêu năm nay bọn em đơn độc làm bia trên “trường bắn dư luận” của hàng chục triệu người. Họ gọi chúng em là “quan tham”, chứ có bao giờ bọn em được gọi họ là CHỦ THAM đâu. Các ĐBQH xỉ vả chúng em, báo chí xỉ vả chúng em và đôi khi một kẻ đeo mặt nạ trong số chúng em cũng giảng đạo đức để xỉ vả chúng em.
Nay, từ CHỦ THAM đã chính thức xuất hiện trên từ điển và báo chí.
Nhìn những gương mặt rạng ngời của các “ông bà chủ” khi cầm lon bia trên tay, bọn em như trút được gánh nặng ngàn cân.
Vài lon bia đã đủ sức đánh gục lòng tự trọng của anh chị ,ông bà chủ như thế, thì thử hỏi nếu các loại chủ này được làm đầy tớ như tụi em,hỏi còn tham đến cỡ nào? Một khi đối mặt với bao của ngon vật lạ, liệu các vị chủ này có cạp không?
Cạm bẫy lắm. Cả trăm ngàn đô la nó đập vào mặt, gái xinh chân dài tới nách, nách dài đến... vô cùng, nó ôm ấp, xoa xít, vỗ bồm bộp vào người, liệu lương tâm của các ông bà chủ có nằm im được nữa không? Khéo lại Cạp điên cuồng hơn chúng em ấy chứ.
Chúng em mừng vì đã có đồng minh Cạp. Phận "osin" như chúng em, cứ đợi “chủ nhà cơ chế” lơi lỏng, thì mới tranh thủ Cạp một ít. Mà chúng em cũng vẫn phải bảo vệ lẫn nhau để còn Cạp được lâu dài. Nhưng “ông chủ” các anh thì Cạp cả của những người đồng cảnh ngộ, kể cả khi người đó chỉ là một lái xe nghèo – người đã phải vái sống các anh van xin đừng Cạp nữa.
Em còn nhớ cô em mịn màng và sáng lóa Ngọc Trinh đã nói một câu rực rỡ như body và nội y của cô ấy: "Không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" (Ấy là bé gái này kém hiểu biết chứ CẠP ĐẤT còn sướng hơn cạp vàng).
Thiếu miếng ăn thì đôi khi phải Cạp tiền. Tưởng là câu đó đúng 100% nhưng không phải. Trong Lễ Hội Hôi Bia, đã có người hăng say hôi bia dù “nhà mình có uống đâu mà mẹ lấy”. Không có nhu cầu uống bia mà vẫn Cạp bia, thế mới tài.
Mà không chỉ dân ta nhìn dân ta Cạp nhé. Còn gì phấn khởi hơn khi một Đài truyền hình xứ người – nước Nga – cũng đưa ra phát hiện to đùng: Ở VIỆT NAM,RƠI CÁI GÌ COI NHƯ MẤT,GIỐNG HỆT Ở NƯỚC NGA!
Kính thưa các vị chủ! Lúc viết những dòng cuối cùng của bức thư cảm xúc này, chúng em vừa Cạp được một mẻ có giá bằng 100.000 thùng bia. Cạp trong khi nghĩ rằng mình có nhiều đồng minh, vui sướng lắm.
Nhưng không hiểu sao, em lại bắt đầu thấy lo lắng. Lo vì vẫn còn những anh chủ căng tấm băng rôn thay mặt người Đồng Nai xin lỗi. Lo vì vẫn có hàng triệu vị chủ khác cảm thấy nhục nhã và giận dữ thay những hành động trong Lễ Hội Hôi Bia. Có người còn gọi đó là
QUỐC NHỤC!
Chúng em biết, nếu số lượng “ông chủ” giận dữ với hành động hôi bia tăng lên, thì số “ông chủ” hôi bia sẽ giảm xuống. Điều này lại đe dọa đến sự tồn vong của họ Cạp chúng em và có thể đe dọa cả đến danh hiệu của cô em Ngọc Trinh nõn nà nữa.






Cho nên, trong vài ngày tới, chúng em thề, chúng em hứa, chúng em đảm bảo sẽ chi tiền hiến dâng các ông chủ bà chủ vài vụ đổ bia, rơi tiền lẻ ra đường, ăn miễn phí Shusi…nữa để cho lực lượng “đồng minh tham” của chúng em đông lên theo cấp số nhân.
Em nghĩ, có đổ tóe mắm tôm ra đường, chắc cũng có nhiều người bịt mũi lao tới như tên bắn.
điều rất khó hiểu  là, hôi được mắm tôm xong, khệ nệ bê về nhà, có người mới giật mình nhớ ra rằng mình KHÔNG HỀ ĂN ĐƯỢC MẮM TÔM VÀ THỊT CHÓ.
Vậy là một bộ phận KHÔNG LỚN những ông chủ và một bộ phận KHÔNG NHỎ bọn đầy tớ THAM LAM chẳng khác nhau tẹo nào!
Kính bút
Trần Văn Cạp
( Song Thu sưu tầm. Nguồn blog Hungyenqueme)

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

HẾT BUỒN

( Nhân ngày quốc tế phụ nữ: 8-3-2014)
Hình ảnh: Chuc mung cac co, cac chi, cac ban va cac e nhan ngay 8.3
Gạ mãi chồng chẳng tặng hoa
Liền mua về cắm cho nhà thêm tươi
Lại mò lên mạng một hồi
Dinh bình hoa tím về chơi. Hết buồn
               7-3-2014
               Song Thu

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: HOA HẬU THẾ GIỚI NÓI GÌ VỀ " CÁI ẤY" ?

Mà nhiều định nghĩa thay
Ai muốn rõ điều này
Hãy xem phần sau nhé


 Các hoa hậu thế giới trả lời trong cuộc thi ứng đối về "cái âý " của đàn ông như sau:


HOA HẬU ẤN ĐỘ (INDIA)
Question: Ms India, how do you describe a Male Organ in your country?

Câu hỏi: Chào cô hoa khôi Ấn Độ. Bên Ấn Độ người ta diễn tả "cái âý" như thế nào?
Trả lời: Bên Ấn Độ người ta gọi là những người cần lao.
Câu hỏi: Tại sao?
Trả lời: Bởi vì nó sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào.
(Khán thính giả : Hoan hô! Hoan hô)

SINGAPORE
Question: Ms Singapore, how do you describe a Male Organ in your country?

Câu hỏi: Chào cô hoa khôi Singapore, bên Singapore người ta diễn tả "cái âý" như thế nào?
Trả lời: Nó rất hấp tấp.
Câu hỏi: Tại sao?
Trả lời: Bởi vì nó luôn luôn xốc tới rất nhanh và rút lui rất nhanh khi người xem muốn kéo dài.

Hoan hô! Hoan Hô!

MALAYSIA

Câu hỏi: Chào cô hoa khôi Malaysia. Bên nước cô người ta diễn tả "cái ấy" như thế nào?
Trả lời: Bên nước tôi, người ta gọi nó giống như nhà ngoại giao.

Tại sao? 

Bởi vì lúc nó cứng như đoạn sắt nguội,nhưng có lúc nó lại mềm oặt.
Hoan hô! Hoan hô! 

KUWAIT
Question: Ms Kuwait, how do you describe a Male Organ in your country? 

Câu hỏi: Chào cô Kuwait. Bên nước cô người ta diễn tả "cái ấy" ra sao?
Trả lời: Bên nước tôi người ta cho rằng nó giống thằng ăn cắp. 

Tại sao? 

Vì nó thường đột nhập qua cửa sau!

Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô!

PHILIPPINES
Question: Ms Philippines, how do you describe a Male Organ in your country?
Câu hỏi: Chào cô Philippines, bên nước cô người ta diễn tả "cái ấy" ra sao?

Trả lời: Nó giống kẻ truyền tin.

Tại sao? 

Bởi vì nó truyền từ miệng người này sang người khác.

Hoan hô! Hoan hô!

SPAIN

Question: Ms Spain, how do you describe a Male Organ in your country? 

Chào cô hoa hậu Tây Ban Nha, Bên Tây Ban Nha người ta diễn tả cái ấy như thế nào?

Trả lời: Giống như đấu bò.

Tại sao?

Tại vì nó phóng ngay vào mỗi khi thấy có chỗ trống.

Hoan hô! Hoan hô!


USA 


Câu hỏi: Chào cô hoa hậu Hoa kỳ. 

Bên Mỹ người ta diễn tả cái ấy như thế nào?

Trả lời: Bên Mỹ người ta ví nó như những quý ông lịch sự.

Tại sao? 

Trả lời: Bởi vì khi thấy đàn bà thì nó đứng dậy.

Hoan hô! Hoan hô!
---

-Chào cô hoa hậu gốc Việt,ở nước cô thì sao?

Dạ, người ta ví nó như  củ sắn nướng.

-Tại sao?

-Mọi cô gái cũng như các quý bà lúc nào cũng thèm sắn nướng.

Hoan hô,hoan hô...

                                           Song Thu sưu tầm