Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi, mặc áo ra chào họ
Rõ quý con tôi, các chị trông!
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi, mặc áo ra chào họ
Rõ quý con tôi, các chị trông!
Ương ương dở dở quá đi thôi!
Cô có còn thương đến chúng tôi
Thì đứng lên nào! Lau nước mắt
Mình cô làm bận mấy mươi người
Cô có còn thương đến chúng tôi
Thì đứng lên nào! Lau nước mắt
Mình cô làm bận mấy mươi người
Này áo đồng lầm, quần lĩnh tía
Này gương, này lược, này hoa tai
Muốn gì tôi sắm cho cô đủ
Nào đã thua ai, đã kém ai ?
Này gương, này lược, này hoa tai
Muốn gì tôi sắm cho cô đủ
Nào đã thua ai, đã kém ai ?
Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi hái
Nuôi dạy em cô tôi đảm đương
Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả
Tôi còn mạnh chán! Khiến cô thương!
Nuôi dạy em cô tôi đảm đương
Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả
Tôi còn mạnh chán! Khiến cô thương!
Ðưa con ra đến cửa buồng thôi,
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!
Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc
Ðêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.
1936
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!
Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc
Ðêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.
1936
Mười tám tuổi viết được
một bài thơ như thế này thì quả là thiên tài! (Nguyễn Bính sinh năm Mậu
Ngọ 1918). Bài thơ nói về tấm lòng của người mẹ cho con gái đi lấy chồng.
Giây phút ấy, lòng mẹ quả là ngổn ngang trăm mối: vừa mừng là con gái đã
lớn, đã trưởng thành, đã có hạnh phúc; vừa lo cho con về làm dâu nhà
người không biết rồi có thuận chèo mát mái, chỉ biết chắc chắn một điều
từ giờ phút này nó không được áp trong đôi cánh mẹ nữa; mừng mà lại tủi
thân vì công dưỡng dục, nghĩa sinh thành, nuôi con lớn chừng ấy, bây giờ nó
về nhà người ta...
Ngổn ngang như thế nhưng
mẹ phải gồng lên, nói cứng:
Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi! Mặc áo ra chào họ
Rõ quý con tôi! Các chị trông
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi! Mặc áo ra chào họ
Rõ quý con tôi! Các chị trông
Ương ương dở dở quá đi thôi!
Cô có còn thương đến chúng tôi
Thì đứng lên chào! Lau nước mắt
Mình cô làm bận mấy mươi người.
Cô có còn thương đến chúng tôi
Thì đứng lên chào! Lau nước mắt
Mình cô làm bận mấy mươi người.
Lời người mẹ thật mộc
mạc, thật chân quê, càng chân quê chừng nào càng tự nhiên chừng ấy. Ngôn
ngữ thơ khó nhất là viết sao cho tự nhiên. Nguyễn Bính dường như không
nháp, không sửa, cứ "xuất khẩu thành chương" vậy! Ta có cảm giác
giây phút ấy, bà mẹ nhà quê nào cũng phải "mắng yêu" con như thế,
không ai có thể nói khác được. Trong lời "mắng yêu" con gái, người
mẹ không giấu được niềm vui sướng và tự hào về con. Mấy tiếng có vẻ như
nói mỉa "Rõ quý con tôi" thật ra là rất
thương; rồi mấy tiếng "Ương ương dở dở"
giọng như chê mà thật ra là đầy thông cảm.
Khổ thơ tiếp theo là niềm
tự hào của người mẹ - mà là người mẹ nhà quê: nuôi con lớn, dạy con thành
người và may sắm cho con gái bằng chúng bằng bạn, bằng chị, bằng em:
Này áo đồng lầm, quần lãnh tía
Này gương, này lược, này hoa tai
Muốn gì tôi sắm cho cô đủ
Nào đã thua ai, đã kém ai ?
Bốn câu thơ có vẻ "kể công" với con gái chính là lời bắt buộc con đừng dùng dằng, khóc lóc nữa, dứt áo mẹ mà về nhà chồng đi thôi!
Này gương, này lược, này hoa tai
Muốn gì tôi sắm cho cô đủ
Nào đã thua ai, đã kém ai ?
Bốn câu thơ có vẻ "kể công" với con gái chính là lời bắt buộc con đừng dùng dằng, khóc lóc nữa, dứt áo mẹ mà về nhà chồng đi thôi!
Cô con gái sụt sịt thổ lộ
nỗi lòng thương mẹ già yếu, các em còn dại, chị đi lấy chồng, ai là người
chăm sóc mẹ đây thì người mẹ lại "lên giọng" gạt phắt:
Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi hái
Nuôi dạy em cô tôi đảm đương
Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả
Tôi còn mạnh chán! Khiến cô thương!
Nuôi dạy em cô tôi đảm đương
Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả
Tôi còn mạnh chán! Khiến cô thương!
Giọng người mẹ ở đây
thật là... cong cớn, đanh đá (nhưng là một thứ cong cớn, đanh đá giả tạo,
lên gân lên cốt cho con gái yên lòng mà về nhà chồng!) Ngoài sự cong cớn,
đanh đá, ba từ "khiến cô thương!" còn có chút "nhẫn tâm"
nữa nhưng đó cũng là sự "nhẫn tâm" cố ý... làm ra "nhẫn
tâm" mà thôi!
Ðang... hùng hồn như thế,
khổ thơ cuối cùng hẫng hẳn:
Ðưa con ra đến cửa buồng thôi,
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!
Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc
Ðêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!
Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc
Ðêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.
Ðây
mới là khổ thơ thật lòng 100%, Nguyễn Bính viết về mẹ: Con ạ!
Ðêm nay mình mẹ khóc. Cái giọt nước mắt khóc thầm của mẹ,
chàng thi sĩ mười tám tuổi đã thấu hiểu và diễn đạt một cách thật tài
tình. Vâng, đêm con gái về nhà chồng, chỉ mình mẹ khóc thôi. Con chỉ khóc
lúc sắp về nhà chồng còn bây giờ thì đang ngây ngất hạnh phúc!
"Ðêm đêm mình mẹ lại đưa thoi" , câu thơ
sao mà cô đơn, mà ngao ngán đến vậy!
Nguyễn Bính đặt tên bài
thơ là "Lòng mẹ" và đã phô diễn tài tình các cung bậc tình cảm,
diễn biến tâm lý của người mẹ khi con gái đi lấy chồng, qua đó toát lên
tình thương vô bờ bến của mẹ với con.
Ðọc đi đọc lại bao nhiêu
lần, tôi vẫn không hết ngạc nhiên về sự hiểu biết tâm lý thấu đáo, cặn
kẽ, hiểu việc đời sâu sắc của Nguyễn Bính và cách diễn đạt tự nhiên như
hơi thở cuộc sống trong thơ ông. 18 tuổi viết được bài thơ như thế này
quả là "danh bất hư truyền"
Nguyễn Bùi Vợi
Song Thu sưu tầm
Vâng,mộc mạc những vần thơ của cậu bé tuổi mười tám,nhưng người đời vẫn thấy không ổn lắm trong cách xưng hô,chị ST ạ.
Trả lờiXóa(Nhiều người bảo anh BV tung hô hơi quá: cái gì mà "sự hiểu biết tâm lý thấu đáo, cặn kẽ, hiểu việc đời sâu sắc của Nguyễn Bính và cách diễn đạt tự nhiên như hơi thở cuộc sống trong thơ ông. 18 tuổi viết được bài thơ như thế này quả là "danh bất hư truyền"
(Anh Bùi còn là giáo viên văn dạy sư phạm sơ cấp,không biết bài em dẫn dưới đây,độ trung thực là mấy phần trăm):
http://www.tienphong.vn/van-nghe/chuyen-nha-tho-nguyen-bui-voi-cai-sep-159086.tpo
Chị ST luôn khỏe,luôn vui chị nhé.